K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2021

Hình bạn tự vẽ được rồi.

a) Xét đường tròn (O) có tiếp tuyến BA tại A nên \(\widehat{BAO}=90^0\)

Xét \(\Delta OBA\)\(\Delta OBC\), ta có:

 \(OA=OB\left(=R\right)\)\(BA=BC\left(gt\right)\)và OB chung \(\Rightarrow\Delta OBA=\Delta OBC\left(c.c.c\right)\Rightarrow\widehat{BAO}=\widehat{BCO}\)

Mà \(\widehat{BAO}=90^0\left(cmt\right)\Rightarrow\widehat{BCO}=90^0\)\(\Rightarrow BC\perp OC\)tại C \(\Rightarrow CB\)là tiếp tuyến tại C của (O;R) (đpcm thứ nhất)

Do \(BA=BC\left(gt\right)\Rightarrow\)B nằm trên đường trung trực của đoạn AC. (1)

Mặt khác \(OA=OC\left(=R\right)\)\(\Rightarrow\)O nằm trên đường trung trực của đoạn AC (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\)OB là đường trung trực của AC \(\Rightarrow OB\perp AC\)(3)

Vì AD là đường kính của (O) nên O là trung điểm AD \(\Rightarrow\)\(OA=\frac{AD}{2}\)và CO là trung tuyến của \(\Delta ACD\)

Lại có \(OC=OA\left(=R\right)\Rightarrow OC=\frac{AD}{2}\left(=OA\right)\)

Xét \(\Delta ACD\)có CO là trung tuyến, mà \(OC=\frac{AD}{2}\Rightarrow\)\(\Delta ACD\)vuông tại C \(\Rightarrow CD\perp AC\)(4)

Từ (3) và (4) \(\Rightarrow CD//OB\left(\perp AC\right)\)(đpcm thứ hai)

b) Gọi E là giao điểm của BC và AD.

\(\Delta ABE\)có \(C\in BE\)\(D\in AE\)và \(CD//OB\left(cmt\right)\)\(\Rightarrow\frac{CD}{OB}=\frac{EC}{EB}\)(hệ quả định lý Ta-lét) (5)

Dễ thấy \(CK//AB\left(\perp AD\right)\), tương tự như trên, ta có: \(\frac{CK}{AB}=\frac{EC}{EB}\)(6)

Từ (5) và (6) \(\Rightarrow\frac{CD}{OB}=\frac{CK}{AB}\left(=\frac{EC}{EB}\right)\Rightarrow CD.AB=OB.CK\)

Lại có \(AB=BC\left(gt\right)\)\(\Rightarrow BC.CD=OB.CK\)(đpcm)

21 tháng 11 2021

chao cac ban minh la tram

22 tháng 9 2021

a) đội hai trồng được số cây là :                                                                                                                                                                            345+83 =428(cây)                                                                                                                                                                                               b)hai đội trồng được số cây là:                                                                                                                                                                             345+428=773(cây)                                                                                                                                                                                              đáp số a)428 b)773      

22 tháng 9 2021

ÔN VỀ GIẢI TOÁN À

26 tháng 4 2016

Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.

Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.

Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.

Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: \"Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp\". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.
 

26 tháng 4 2016

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

 Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ,    mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa. Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích. Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”. 

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

 

 

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

 

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô. Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng! 
27 tháng 1 2022

Tham khảo

Có ý kiến cho rằng bài thơ Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần, em hãy chứng minh ý kiến đó

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. 

- Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. 

- Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. 

- Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. 

- Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. 

- Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

27 tháng 1 2022

đoạn văn ngắn thôi bạn

5 tháng 2 2021

Ta có : \(\left(3k+2\right)^2-1=\left(3k+2-1\right)\left(3k+2+1\right)\)

\(=\left(3k+1\right)\left(3k+3\right)=3\left(k+1\right)\left(3k+1\right)\)

\(\Rightarrow\left(3k+2\right)^2-1⋮3\)

=> ĐPCM

( Không bt lớp 6 đã học 7 hđt đáng nhớ chưa nhỉ :vvvv )

hk 1 lớp 8 mới học 7 hđt đáng nhớ anh ơi :vv

4 tháng 5 2021

- Muốn tính diện tích hình tròn, ta lấy r x 2 x 3,14 (r là bán kính hình tròn) hoặc lấy d x 3,14 (d là đường kính hình tròn)

Chúc bạn học tốt!! ^^

4 tháng 5 2021

S=π×R^2=π×(d^2)/4

 

5 tháng 11 2021

Bước 1: Tìm nguyên tử khối của A và B
Bước 2: Lập tỉ lệ: ABAB = x
Bước 3: So sánh kết quả x với 1
- Nếu x < 1: nguyên tử A nhẹ hơn nguyên tử B x lần
- Nếu x = 1: nguyên tử A nặng bằng nguyên tử B
- Nếu x > 1: nguyên tử A nặng hơn nguyên tử B x lần

VD1: Nguyên tử Magie nặng hay nhẹ hơn nguyên tử Cacbon bao nhiêu lần?

Giải:

Ta biết: Mg=24; C=12

Ta có tỉ lệ: MgCMgC = 24122412 = 2              

Vậy 1 nguyên tử Magie nặng hơn 1 nguyên tử Cacbon 2 lần.

VD 2: So sánh sự nặng nhẹ giữa:
       a. nguyên tử nitơ và nguyên tử cacbon.
       b. nguyên tử natri và nguyên tử canxi.
       c. nguyên tử sắt và nguyên tử magie.

Giải

a. 1 nguyên tử Nitơ nặng hơn 1 nguyên tử cacbon 1.2 lần
b. 1 nguyên tử natri nhẹ hơn 1 nguyên tử canxi 0.575 lần
c. 1 nguyên tử sắt nặng hơn 1 nguyên tử magie 2.3 lần