K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2019

Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự ra đời của Sọ Dừa khác thường ở:

- Sự mang thai kì lạ của người mẹ: uống nước trong chiếc sọ dừa và mang thai

- Hình dạng khi ra đời khác thường, dị dạng: không chân, không tay, tròn như quả dừa

- Hoạt động: biết nói, biết cười, suốt ngày chỉ lăn lông lốc, chẳng làm được việc gì

⇒ Kể về sự ra đời Sọ Dừa, dân gian muốn thể hiện sự cảm thông với nhân vật trong xã hội có thân phận thấp kém, mang hình dạng xấu xí

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa:

+ Chăn bò rất giỏi

+ Thổi sáo rất hay

+ Yêu thương chân thành ( giục mẹ hỏi cưới con gái phú ông làm vợ)

+ Có tài dự đoán tương lai chính xác (dặn dò vợ trước khi đi thi)

- Hình dạng bên ngoài của Sọ Dừa xấu xí, dị dạng đối lập với phẩm chất bên trong.

⇒ Sự đối lập này khẳng định giá trị bản chất, chân chính của con người nằm ở nhân cách bên trong. Đó cũng là ước mơ về hạnh phúc, công bằng của người xưa.

Câu 3 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì:

- Cô út là người duy nhất nhìn thấy bản chất tốt đẹp bên trong của Sọ Dừa

- Cô út yêu Sọ Dừa chân thành: “có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng”

Nhân vật:

- Hiền lành, thương người, đối đãi với Sọ Dừa tử tế

- Thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn ( thoát chết khi bị cá nuốt)

- Con người thành thực, nết na

⇒ Nhân vật cô út (con gái phú ông) là con người của tình yêu thương, nhân dân khi thể hiện ước mơ về triết lý “ở hiền gặp lành”

Câu 4 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Người lao động muốn thể hiện những ước mơ:

- Ước mơ về thành quả lao động: có lao động mới có hạnh phúc

- Mơ về sự đổi đời: Sọ Dừa từ nhân vật xấu xí, thấp kém cuối cùng thành người khôi ngô, tài giỏi và được hưởng hạnh phúc

- Ước mơ về sự công bằng trong xã hội:

+ Người thông minh, tài giỏi, chân thành được hưởng hạnh phúc

+ Người độc ác, tham lam, dối trá sẽ bị trừng trị thích đáng.

Câu 5 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa:

- Truyện đề cao giá trị thực, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Truyện nêu lên bài học khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài

- Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

- Truyện khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng

Luyện tập

Bài 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các câu chuyện khác cùng motip với chuyện Sọ Dừa:

+ Chàng Chuối, Người lấy Cóc, Hoàng tử ếch, Nàng tiên khỉ, Chàng Rùa

Bài 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Kể diễn cảm truyện Sọ Dừa

- Giọng văn van nài của Sọ Dừa

- Giọng than phiền của người mẹ

- Giọng mỉa mai, kẻ cả của phú ông

- Giọng chống chế, coi thường của phú ông

10 tháng 9 2019

I. TÓM TẮT TRUYỆN SỌ DỪA

Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Nhờ chăm chi đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Sọ Dừa ra đời có gì khác thường? Kể về sự ra đời của của Sọ Dừa, nhân dân ta muốn gửi gắm sự quan tâm đến những số phận như thế nào trong xã hội xưa

Trả lời:

-    Sọ Dừa được thụ thai và ra đời sau khi người mẹ uống cạn nước mưa trong một chiếc sọ dừa. Hình dạng khác thường, dị dạng gắn liền với tên nhân vật, hàng ngày chỉ "lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì”.

-     Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật mang lốt xấu xí giống một số nhân vật cũng có hình dáng xấu như vậy như: Lấy vợ cóc, chàng Bầu, nàng út ông Tre... Qua đó nhân dân ta muốn thể hiện sự quan tâm, thương cảm đến những số phận thấp hèn, đau khổ, chịu nhiều thua thiệt

2. Sự tài giỏi của Sọ Dừa được miêu tả qua những chi tiết nào? Nhận xét của em về sự đối lập giữa bề ngoài xấu xí với các phẩm chất cao quý bên trong của Sọ Dừa?

Trả lời:

-    Sọ Dừa có nhiều khả năng: Chăn bò giỏi, tài thổi sáo, tự tin vào bản thân mình (Tin chắc lấy được nàng út.), lo đủ sính lễ để lấy vợ, thông minh, học giỏi, đỗ trạng nguyên, dự đoán trước sự việc. Các phẩm chất tương ứng: Chăm làm, thương mẹ, tâm hồn yêu đời, tự tin vào hạnh phúc, sáng tạo ra vật chất, trí tuệ sáng suốt, tình cảm thủy chung.

-  Sự đối lập giữa bề ngoài dị dạng và vẻ đẹp tài năng, phẩm chất cao quý thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đổi đời (bù đắp) và đề cao, khẳng định giá trị chân chính của con người. Đó là giá trị tinh thần bên trong. Và khi đánh giá con người không chỉ nhìn ở góc độ bên ngoài mà phải nhìn ở phẩm chất bên trong mới thấy được vẻ đẹp thực sự.

3. Tại sao cô út lại yêu và đồng ý lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út?

Trả lời:

-   Cô Út lại yêu và đồng ý lấy Sọ Dừa không phải vì chiều theo ý cha (chính phú ông cũng không muốn con mình lấy Sọ Dừa đưa ra lễ vật để từ chối khéo), không vì lễ vật quý giá, hậu hĩnh, cũng không phải vì hai cô chị nhường em. Cô yêu Sọ Dừa vì chính tình yêu và lòng thương người, cô phát hiện ra Sọ Dừa không xấu xí như vẻ bên ngoài.

-   Cô Út là người giàu lòng nhân hậu, biết yêu thương và sẻ chia, thông minh, giàu nghị lực. Khi người ta có tình yêu thương, biết quan tâm đến người khác thì sẽ được đền đáp xứng đáng, có được tình yêu thương, con người sẽ phát sáng tinh hoa, mọi tiềm năng bên trong.

4. Em có nhận xét gì về kết thúc của truyện? Kết thúc đó thể hiện ước mơ nào của nhân dân?

Trả lời:

-   Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân: Sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội. Người tài giỏi đức độ phải được sống hạnh phúc, còn kẻ ác tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng.

5. Nêu ý nghĩ chính của truyện Sọ Dừa?

Trả lời:

-   Đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người. Đề cao lòng nhân ái với người bất hạnh. Khẳng định giá trị đích thực của con người là các phẩm chất tinh thần bên trong.

-   Sức mạnh của tinh thần lạc quan không có gi ngăn nổi của người lao động.

-  Ước mơ chân chính về sự công bằng xã hội.

LUYỆN TẬP

Các truyện gần giống truyện Sọ Dừa:

1. Lấy vợ Cóc

Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân hiếm hoi, cầu Trời khấn Phật mãi người vợ mới có thai, nhưng đến khi sinh ra, không phải là người mà lại là một con cóc. Con cóc lớn lên, biết nói tiếng người, song hình thù sần sùi, xấu xí, khiến cha mẹ nó lấy làm buồn phiền, thường than thở với nhau: "Vợ chồng mình già cả, hiếm hoi, tưởng sinh được mụn con nối dõi, trông nom đỡ đần mình, ngờ đâu oan gia nghiệp báo lại sinh ra cóc, còn trông non gì nữa". Cóc nghe thấy thế, khuyên cha mẹ đừng lo. Rồi ngay hôm sau cóc nhảy đi coi ruộng cho cha mẹ, từ khi nó trông nom đồng áng thì chẳng có ai lấy trộm lúa ruộng nhà nó như trước nữa. Một hôm, có mấy thư sinh đi qua ruộng nó, dẫm lên lúa, bỗng nghe có tiếng lanh lảnh như giọng con gái bảo rằng: "Xin các cậu đi cho có ý tứ kẻo làm nát lúa nhà em". Lũ thư sinh nhìn vào ruộng lúa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con cóc đang ngồi đó. Tiếng nói dịu ngọt làm cho một anh trong bọn đâm ra có cảm tình. Chàng thư sinh này bấy lâu đọc sách đạo thần tiên, tin tưởng có sự mầu nhiệm ở đời, nên về nhà nói với cha mẹ xin hỏi cóc làm vợ.

Ban đầu cha mẹ thư sinh tưởng con mình hóa dại, song anh ta cứ một mực đòi lấy cóc làm vợ cho kì được, nếu không thì thề quyết chẳng lấy ai. Người cha bèn kiếm cớ khước từ, bảo chỉ có một mình anh ta là con trai, cưới cóc về có sinh ra được con cái để nối dòng không? Thư sinh tin là sẽ có sự nhiệm màu xảy đến trong ngày cưới cóc về, Tiên Phật sẽ giúp cho cóc thành người có đức hạnh, nhan sắc hơn đời. Thấy con đó nhất quyết như vậy, cha mẹ anh ta cũng đành phải chiều theo, đem trầu cau đi hỏi cóc. Đến ngày cưới, bên nhà trai mang đủ lễ vật, đồ nữ trang, quần áo cho cô dâu như người thường, chàng rể hi vọng Tiên Phật hóa phép cho cóc thành một cô gái xinh tươi như chàng vẫn mộng tưởng. Cả hai họ cũng trông mong như vậy, nhưng đến khi rước dâu, mọi người phải tức cười và xấu hổ vì đưa đón một con cóc nhảy về nhà chồng. Cha mẹ chồng vừa rầu, phiền cho con trai, vừa chua xót vì con dâu cóc, liền cấp ruộng cho đôi lứa đi ở riêng. Thư sinh cũng buồn lòng, cặm cụi học hành, nghiên cứu các khoa học thần bí, hi vọng gỡ rối cho gia đình, nhất là đối với cha mẹ gia đang khát khao có cháu bế. Cóc thì siêng năng công việc ở nhà, thức khuya dậy sớm khuyên chồng chăm chỉ bút nghiên. Ngày ngày anh ta đi học về thì đã thấy cơm nước sẵn sàng, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, mới nghĩ bụng rằng trong lúc vắng mình, chắc vợ trút lốt cóc thành người, chứ một con cóc thì làm sao lo việc nội trợ khéo léo được thế kia? Mấy bận anh ta thử rình, ra đi rồi thình lình trở về bất ngờ, hi vọng bắt gặp vợ là một cô gái xinh đẹp, song chỉ thấy một con cóc sần sùi ở nhà. Anh van nài cóc hóa thành người đẹp cho mình được sung sướng, nhưng cóc vẫn thản nhiên không tỏ vẻ gì cả. Một tối, anh cho cóc hay tin mình được điều đi dạy ở trường tỉnh, ngỏ thật rằng mình không thể đưa vợ đi theo nếu vợ vẫn giữ lốt cóc. Từ ngày cưới về anh ta đă chịu biết bao lời chế giiễu của hàng xóm, bè bạn. Hơn nữa, cha mẹ vẫn thúc giục anh lấy thêm vợ khác để có con nối nghiệp tông đường. Cóc lặng yên nghe chồng than thở, khuyên chồng chớ nên quá buồn phiền và xin phép hôm sau về nhà thăm cha mẹ. Sáng ngày, cóc đi theo chồng, được một quãng thì nhảy vào một cái bụi bên đường. Thư sinh dừng bước lại thì thấy ở bụi cây đi ra một cô gái xinh đẹp lạ lùng, quá sức ước mong của anh bấy lâu. Anh sung sướng ngẩn ngơ nhìn người vợ đẹp lại gần, say đắm ngắm nghía vợ từ đầu đến chân rồi thiết tha xin vợ từ đây cứ giữ hình người. Biết là vợ đã trút lốt cóc ra trong bụi, anh ta kiếm cớ đi lùi lại sau rồi chạy lén đến bụi tìm lốt cóc mà giấu vào mình. Đến nhà, cha mẹ thư sinh mừng rỡ thấy con dâu cóc đó hóa ra người xinh đẹp, dịu dàng. Anh chồng hân hoan thừa lúc mọi người không để ý đến, đem lốt da cóc bỏ vào bếp lửa cho tiêu tan. Hai vợ chồng ở lại nhà cha mẹ cả đôi bên luôn mấy ngày, vui vẻ tiệc tùng liên tiếp rồi mới trở về nhà. Trên đường về vợ kiếm cớ vào bụi cây để tìm lại lốt cũ, không thấy, chồng mới cho hay là mình đã lấy đốt đi rồi. Vợ đành phải giữ nguyên hình người để về với chồng. Hai vợ chồng ăn ở với nhau đằm thắm vui vẻ, vợ sinh được nhiều con cái, chồng thi đỗ cao làm nên chức lớn, sống một đời sung sướng.

2. Lấy chồng Dê

Ngày xưa, ở một vùng gần biển, có hai vợ chồng nhà nọ, tóc đã hoa râm mà vẫn hiếm hoi. Hai vợ chồng cầu khấn khắp nơi mong có mụn con khỏi phải hiu quạnh lúc tuổi già. Thế rồi người vợ có mang, chín tháng mười ngày đẻ ra một bọc, khi mở ra thì không phải là người mà là một con dê đực. Chồng bực mình bảo vợ đem ném xuống sông cho khuất mắt, nhưng người vợ không nỡ, khuyên chồng cứ để lại nuôi. Trong lòng phiền não, người chồng phát ốm rồi từ giã cuộc đời. Trái lại, dê thì hay ăn chống lớn, lại biết trông nhà, chăn lợn, giúp đỡ mẹ những việc vặt trong nhà. Vì thế, mẹ Dê cũng phần nào khuây khỏa. Một hôm dê đi chơi đâu về, tới đặt đầu vào lòng mẹ núi:

-  Mẹ ạ! Phú ông làng bên có ba cô con gái, mẹ đi dạm cho con một cô!

-  Mẹ dê nghe con nói không nhịn được cười, bảo:

-   Mày thật là đứa không biết phận mình. Đời nào phú ông lại gả con cho cái thứ dê như mày cơ chứ!

Nhưng Dê một hai bắt mẹ mang trầu cau đến hỏi cho bằng được. Sau cùng, thấy con vật nài hết sức, nên chiều lòng con, mẹ đành đánh bạo đến nhà phú ông. Giáp mặt phú ông, ngần ngại mãi, bà mới dám mở miệng ngỏ lời. Vừa nghe nói, phú ông đó đùng đùng nổi giận, quát mắng om sòm:

-   Câm mau cái con mụ này! Đồ láo! Dám vác mặt tới đây hỏi con vàng con ngọc của ta cho con dê của mụ kia à? Muốn tốt thì xéo ngay đi!

Nhưng theo lời con dặn, mẹ dê vẫn cứ nhẫn nhục ngồi lại, một hai nói mãi không thôi. Cuối cùng phú ông bất đắc dĩ bảo:

-   Thôi được, ta cũng chiều lòng mụ gọi các con ta ra đây hỏi xem, hễ đứa nào bằng lòng lấy con mụ thì ta sẽ gả.

Nói xong, phù ông cho gọi ba cô con gái đến trước mặt, rồi hỏi ngay con gái đầu lòng:

-  Con có muốn về làm dâu nhà mụ này không?

Cô gái nguýt mẹ dê một cái rõ dài rồi hôi hả đi vao, không quên buông một câu nói vội:

-  Úi dào, chồng người chả lấy, lại lấy chồng dê!

Phú ông cười ha hả. Lại hỏi đến cô con gái thứ hai:

-   Còn em có ngại hắn là dê không nào?

-  Thưa cha, con là người không thể lấy được dê.

Đến lượt cô con gái thứ ba, phú ông lại hỏi:

-    Còn con nữa, con cũng thế chứ? Nhưng cô thứ ba đó khép nép cúi đầu thưa:

-   Cha mẹ đặt đâu con xin ngồi đấy!

Phú ông chưa bao giờ ngạc nhiên đến thế. Nhưng đã trót hứa với mẹ dê, hắn không còn biết nói năng ra sao nữa. Hắn nghĩ: - "Không cần từ chối, ta cứ thách cưới cho rõ nặng, nhất định các vàng cũng không dám "chơi trèo”. Hắn bèn đòi mẹ dê phải đủ sính lễ một trăm trâu bò, một trăm lợn, một mâm vàng, một mâm bạc mới được đón đâu về. Nghe nói, mẹ dê lật đật chạy về kể lại cho con nghe và nói:

-   Con ạ! Hãy từ bỏ ý định ngông cuồng đi thôi. Phú ông tuy nói gả nhưng lại thách cao như thế, họa có vua chúa mới biện đủ.

-   Đừng lo mẹ ạ - dê trả lời - con sẽ lo được.

Đêm hôm ấy, trong khi mẹ dê ngủ, thì dê bước ra sân trút lốt dê thành một chàng trai trẻ. Khi chàng hô lên: - "Lấy cho ta mọi thứ để làm sánh lễ", lập tức các gia nô xuất hiện, họ đội đến đủ số vàng bạc và dắt đến đủ số trâu, bò, lợn, rồi biến mất. Chàng trai lại chui trở vào lốt dê, gọi mẹ dậy nhận đủ lễ vật để sửa soạn ngày mai đưa sang cho phú ông.

Ngày rước dâu, dê bon bon đi trước, còn cô gái út phú ông lẽo đẽo theo sau cùng với hai chị. Sau khi vào buồng làm lễ hợp cẩn, cô gái bỗng thấy chồng mình trút lốt dê ra thành một chàng trai tuấn tú thì vừa sợ vừa mừng. Sáng dậy chồng lại chui vào lốt dê như cũ, rồi ra nhà ngoài. Hai người chị vợ cố nén ở lại để xem em mình ăn ở với dê ra làm sao. Nhưng khi gặp người em, họ chả thấy em có vẻ gì là băn khoăn hối hận về việc có chồng là dê cả. Không khỏi lấy làm ngạc nhiên, họ tỉ tê hỏi dò em cho ra sự thực. Vợ dê kể lại cho hai chị biết mọi việc trước sau. Đêm lại, hai chị lén trổ vách buồng của em nhìn vào quả thấy đúng như lời em nói. Họ không ngờ chồng của em lại khôi ngô trẻ đẹp vượt xa bọn con trai trong thiên hạ. Hôm sau hai chị khuyên em phá lốt dê đi để cho chồng không còn biến vào đâu được. Quả nhiên từ đấy dê chấm dứt cuộc đời đội lốt dê. Còn hai người chị thì lại hổì tiếc và ghen tị với số phận may mắn của em. Hơn một năm sau, một hôm chồng trao cho vợ một con dao và một hòn đá lửa, dặn rằng:

-   Tôi có một số công việc phải vượt muôn trùng sóng nước, chưa hẹn được ngày về, cũng không thể đem nàng đi được. Nàng ở nhà nhớ đừng đi đâu xa. Hai vật hộ thân này hãy luôn luôn mang bên người đừng quên, có khi dùng được việc.

Rồi một sáng sớm, dê từ biệt mẹ và vợ dong buồm ra khơi. Vợ dê ở nhà thức khuya dậy sớm, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng. Nhớ lời chồng dặn, bao giờ con dao và hòn đá cũng được giắt ở bên lưng. Một ngày kia, hai chị đến nhà rủ em đi trẩy hội. Vợ dê trước chối từ nhưng sau thấy hai chị dỗ mãi, bèn theo họ ra đi. Cả ba người xuống một chiếc thuyền đậu sẵn ở bến. Thuyền băng băng rẽ sóng, chị em cùng nhau vui vẻ chuyện trò. Qua ngày hôm sau, ba chị em lại quây quần ngắm mây trông sóng ở đằng mũi thuyền. Đã lập mưu sẵn, hai chị thừa lúc em vô ý bất thần đẩy em xuống biển. Vợ dê chưa kịp kêu lên thì đó bị sóng khỏa chìm nghỉm. Còn hai chị, thi hành xong kế độc, liền hối hả cho thuyền vào bờ, rồi giả bộ hốt hoảng báo tin rằng em mình không may sẩy chân rơi xuống nước.

Lại nói chuyện vợ dê trong khi đang vùng vẫy cố ngoi lên khỏi mặt nước thì bỗng cò một con cá kình lao tới đớp ngay vào bụng. Sẵn dao bên mình nàng lập tức rút ra đâm chém tứ tung. Cá kình bị thương quẫy rất dữ dội. Nhưng vì bị thủng bụng nên chỉ một lúc sau cá đã tắt thở, nằm phơi bụng nổi lên mặt nước. Chẳng bao lâu sóng biển đánh dạt xác cá vào một hòn đảo. Vợ Dê liền cầm dao rạch luôn bụng cá, chui ra ngoài. Đó là một hòn đảo hoang không có bóng người. Nàng bốn chặt cây dựng lều làm thành một chỗ ở bên bãi biển. Sẩn có đá lửa, nàng đốt củi lên sưởi, và xẻo thịt cá kình nướng ăn. Sau đó lại vào rừng hái trái, đào củ thay cho lương thực. Cứ như thế tất cả những khó khăn trong cuộc sống dần dần nàng đều vượt qua. Một hôm, vợ dê nhìn vọng ra ngoài khơi bỗng thấy xa xa có bóng một cánh buồm trắng. Nàng bốn buộc áo vào một cành cây phất lên làm hiệu. Con thuyền nhận được dấu hiệu của nàng, rẽ sóng tiến vào đảo. Khi thuyền cập bến, nàng sửng sốt thấy người trên thuyền không phải ai xa lạ chính là chồng mình. Đúng là chồng dê sau bao ngày vượt biển đang trên đường trở về quê hương, thấy dấu hiệu cầu cứu nên ghé vào đảo. Hai vợ chồng ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Chỉ một lát sau, dê đó nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Khi thuyền về đến nhà, dê giấu vợ không cho ai biết, rồi sai người dọn một bữa cỗ linh đình nói là để cúng vợ. Chàng cho mời làng nước và bà con họ hàng, cả gia đình nhà vợ tới dự. Hai người chị nghe tin Dê đã về thì mừng khấn khởi, vội đến ngay. Cả hai làm bộ khóc lóc thảm thiết trong khi bịa ra câu chuyện cái chết thảm thiết của cô em xấu số. Sau đó chúng mấy lần liếc mắt đưa tình để cám dỗ người em rể tuấn tú mà chúng vẫn ao ước được chung tình. Dê vẫn thủng thỉnh đi từ bàn nọ sang bàn kia, mời mọi người ăn uống no say. Đoạn dê khoan thai bảo hai chị:

-  Em xin vào nhà gọi người ra hầu hai chị!

Dê vén màn cho vợ từ trong buồng bước ra. Nàng tươi cười chào hỏi hai chị và mọi người, làm cho ai nấy đều sửng sốt. Hai người chị vừa thẹn vừa sợ, nhân lúc mọi người không chú ý, len lén bước ra khỏi cổng. Nhưng chúng đi chưa được một quãng đường đã bị thần sét nhảy xuống đánh chết. Từ đấy hai vợ chồng dê ăn ở với nhau sung sướng trọn đời.

Cậu lên trên mạng mk cho link

12 tháng 12 2017

Bố cục:

    - Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

    - Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

   Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

   - Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

   → Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

   Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

   - Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

   - Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

   - Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.

12 tháng 12 2017

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

 + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

a, Tóm tắt đoạn trích: Chuyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt- anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

- Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, xưng “tôi”

- Bài văn có thể được chia làm 2 phần:

   + Phần 1 (từ đầu- sắp đứng đầu thiên hạ): Giới thiệu ngoại hình và tính cách của Dế Mèn

   + Phần 2: (phần còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a,Chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của và hoạt động của Dế Mèn:

- Ngoại hình:

   + Đôi càng mẫm bóng

+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt

   + Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi

   + Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng

   + Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

   + Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

- Hành động:

   + Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt

   + Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu

   + Đi đứng oai vệ

   + Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm

=> Ngoại hình cường tráng của chàng dế thanh niên mới lớn. Tác giả miêu tả ngoại hình đan xen với ngoại hình làm nổi bật tính cách: kiêu căng, hống hách

b,

   + Tính từ miêu tả hình dáng: Cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…

   + Tính từ miêu tả tính cách: Bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan than, oai vệ, tợn, ghê gớm…

- Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…

=> Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn bật tính cách con người ở loài dế.

c, Dế Mèn là nhân vật ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình nhưng lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân.

4 tháng 12 2017

*lưu ý:quê em miền Bắc

có 4 mùa :xuân ,hạ ,thu ,đông

+muà xuân: khí hậu ấm áp, muôn hoa đua nở,cây cối đâm chồi nảy lộc, chim thú kéo nhau về
+mùa hè :oi nồng,nóng nực, là mùa cây trái sai trĩu,mùa hoa phượng nở
+mùa thu :thời tiết se se lạnh, lá rụng nhiều
+mùa đông: lạnh buốt,nhiệt độ xuống thấp,cây cối trụi trơ,chim thú ngủ đông

4 tháng 12 2017

Cam on

25 tháng 3 2018

Soạn bài: Cô Tô (Nguyễn Tuân)

Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:

- Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

- Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh...): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh

- Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa

+ Cây thêm xanh mượt

+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn

+ Cát lại vàng giòn hơn

+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi

- Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

- Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

+ Mặt trời nhú lên dần dần

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

+ Y như một mâm lễ phẩm

- Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Câu 4 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc:

Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc... Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.

Bài 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chép và học thuộc lòng đoạn văn (từ Mặt trời nhú lên dần dần đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh)

25 tháng 3 2018
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Thể loại Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd). Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước(của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí. 2. Tác giả Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941). Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,... Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II). Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời(truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến(tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982). Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua. - Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển. - Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô. 2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý: - Một ngày trong trẻo, sáng sủa; - Cây thêm xanh mượt; - Nước biển lam biếc đặm đà hơn; - Cát lại vàng giòn hơn; - Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi. Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô. 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ. 4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh: - Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh); - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định); - Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ); Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Cách đọc Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo. 2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được. Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền): - Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).

- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo).
15 tháng 5 2016

Vô soạn Ngữ Văn là có bạn ạ 

16 tháng 5 2016

nhung day la sach vnen

5 tháng 9 2019

Tham khảo :

I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

1. Tính liên kết của văn bản

a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói

b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:

- Có câu văn nội dung chưa rõ ràng

- Giữa các câu còn chưa có sự liên kết

c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

     + Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

     + Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trình tự hợp lý: câu (1)→ (4) → (2) → (5) → (3)

Bài 2 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Về mặt hình thức tưởng chừng đoạn văn có tính liên kết, nhưng phần nội dung hoàn toàn phi logic:

     + Khi nhân vật “tôi” đang nhớ tới mẹ “lúc còn sống, tôi lên mười” thì không thể kể chuyện “sáng nay”, “chiều nay” được nữa

Bài 3 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Bài 4 (Trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai câu trên đặt cạnh nhau tạo cảm giác không có sự liên kết chặt chẽ giữa chúng nhưng đọc tiếp câu sau: “mẹ sẽ đưa con đến trường… một thế giới kì diệu sẽ mở ra” sẽ tạo được tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn

Bài 5 (Trang 19 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thông qua chuyện Cây tre trăm đốt, chúng ta hiểu vai trò của liên kết đối với văn bản:

Nếu không có liên kết, các câu sẽ tồn tại rời rạc nhau, không thể tạo thành chỉnh thể hoàn chỉnh

5 tháng 9 2019

https://vietjack.com/soan-van-7/lien-ket-trong-van-ban.jsp

20 tháng 5 2016

soạn để thi hả pn

21 tháng 5 2016

Dễ thôi

Nhưng mình lười viết lắm

12 tháng 3 2017

bạn vào lựa chọn môn học rồi vào môn ngữ văn. Ở cuối sẽ có soạn văn lớp 6 bạn nhấn vào đó rồi tìm ở dưới sẽ có dòng ghi

-Hướng dẫn soạn bài câu trần thuật đơn

đúng đó mik soạn nhìu rồi!!!vui

14 tháng 3 2017

Lười vừa, tự làm đi đồ ngốc