K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2021

Gia cố tất cả mọi cánh cửa

Để phòng trộm cắp, bạn nên gia cố tất cả mọi cánh cửa (cửa chính, phụ, cửa sổ...). Nếu ổ khóa ở các cửa này đã chắc chắn tuy nhiên các kẽ hở từ cửa cũng tạo điều kiện để trộm đột nhập dễ dàng mà không cần phải xử lý ổ khóa.

Đầu tư ổ khóa chống cắt, ổ khóa chống chìa khóa vạn năng

Bạn cũng nên đầu tư ổ khóa chống cắt, ổ khóa chống chìa khóa vạn năng, hàn thật chặt khoen cửa, nên xây dựng nhiều lớp cửa khác nhau để tăng thời gian đối phó của bọn trộm.

Rào lại sân thượng

Sân thượng thường là nơi được nhiều bọn trộm lựa chọn để lẻn vào nhà của nhiều người dân. Lý do là chúng ta thường thiếu cảnh giác và không rào kỹ khu vực này, khiến những tên trộm lựa chọn việc vào nhà bạn bằng đượng này.

Nên đầu tư ổ khóa phía trong

Ổ khóa phía trong ( loại ổ khóa phải luồn tay vào để mở) là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao khả năng chống trộm trong gia đình bạn.

Tuy bất tiện trong cuộc sống hằng ngày, nhưng những ổ khóa trong như vậy lại lại làm khó cho kẻ gian, khó tiếp cận để phá khóa. Bạn cũng nên lưu ý rằng hãy để ổ khóa cao, hoặc thấp hơn một khoảng so với chỗ luồn tay vào để tên trộm khóa khăn trong việc xác định ổ khóa hơn nhé.

Luôn khiến cho ngôi nhà trông như có người ở bên trong

Các vụ trộm thường xảy ra khi cả nhà bạn đi vắng và trộm thường canh chừng vào ban ngày, khi gia đình bạn vẫn chưa trở về. Vì vậy, nếu nhà bạn trông lúc nào cũng như có người ở thì kẻ trộm cũng sẽ dè chừng hơn trước khi quyết định đột nhập.

Luôn khóa cửa sổ và cửa chính

Mở cửa chính và cửa sổ để nhà thông thoáng và mát mẻ hơn là diều chúng ta thường thực hiện. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã đóng chạt các cửa này sau mỗi lần mở.

Lắp hệ thống báo động không dây

Để đảm bảo an toàn hơn, hãy lắp hệ thống báo động không dây. Hệ thống này sẽ giúp bạn yên tâm bằng cách thông báo cho bạn khi có ai đó tới gần cửa sổ hoặc cửa chính.

Sử dụng két sắt để giữ tài liệu quan trọng

Tài liệu quan trọng cần được đặc biệt giữ gìn ở nới an toàn trong gia đình bạn. Để đảm bảo những tên trộm không thể lấy được những phần tài sản này, bạn hay mua két sắt để có thể cất giữ một cách đảm bảo và an toàn nhất có thể.

Hãy nuôi một chú chó

Những chú chó trong nhà không giúp dọa trộm sợ mà còn cảnh báo cho gia đình bạn biết rằng đang có người lạ lảng vảng gần nhà và có ý định vào nhà bạn trong lúc đêm hôm khi cả nhà không chú ý đến.

Xây dựng tình đoàn kết giữa các hộ ở gần nhau

Hàng xóm như những người anh em gần, có thể giúp đỡ lẫn nhau khi có bất cứ chuyện gì xảy ra. Chính vì vậy nên hãy xây dựng tình đoàn kết giữa các hộ ở gần nhau để sẵn sàng hộ trợ nếu như có tình huống bất trắc.

Tình đoàn kết trong các hộ dân cũng góp phần xây dựng cuộc sống an toàn, tin tưởng nhau và cùng nâng cao nhận thức về giữ gìn an ninh, an toàn khu vực.

24 tháng 1 2016
 
  • Nhận diện 3 loại cà độc gây ảo giác phổ biến ở Việt Nam
  • Nguy hại "chết người" không ngờ từ mướp đắng
  • Khám phá công dụng của rau diếp cá
  • Ăn nhiều dưa chuột - tác hại đáng sợ
  • Gấc - thần dược cho sức khỏe
  • Những thực phẩm có tác dụng giải độc cơ thể
  • Sử dụng gia vị để tăng cường sức khỏe
  • 10 cách để biến thực phẩm tốt thành có hại
  • Thói quen không tốt khi tắm
  • Tác dụng của vỏ quýt có thể bạn chưa biết
  • Điều gì xảy ra khi bạn bỏ bữa sáng?
  • Cảnh báo về quả chứa độc chất gây chết người
  • Dùng nước tăng lực có tốt cho sức khỏe?
  • 3 loại thực phẩm tuyệt vời giúp giải độc cơ thể
  • Nhuộm tóc thường xuyên dễ mắc nhiều loại bệnh
  • Những thức ăn vị thuốc theo Tây y
  • Món ăn bài thuốc cho người bệnh gút
  • Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Trị thiếu máu bằng những biện pháp tự nhiên
  • Cách đơn giản để gan khỏe
  • Duy trì khớp khỏe
  • Ăn gì khỏe xương?
  • Vị đắng và sức khỏe
  • Nha đam - cây thuốc chữa bệnh ngoài da
  • Ngăn ngừa lão hóa bằng thực phẩm
  • Thanh long đa công dụng
  • 10 nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, buồn nôn
  • Thực phẩm giúp ổn định nhịp tim
  • Thực phẩm gây ố răng
  • Cà tím đa công dụng
  • Năm lợi ích của tỏi tây
  • Thực phẩm chống mỏi mệt
  • Lợi ích của cà rốt
  • Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người
  • Nhiễm giun từ thực phẩm
  • HIV/AIDS và các biện pháp phòng chống
  • Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01/05/2013
  • Dinh dưỡng mùa thi
  • Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS
  • Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc bổ máu
  • Lưu ý khi dùng thuốc dạng sủi

Rửa tay đúng cách: biện pháp phòng chống tích cực các bệnh ký sinh trùng và nhiễm trùng

Rửa tay và rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm gan A, E,…bệnh về giun sán rất hiệu quả và khâu rửa tay cũng vô cùng quan trọng không kém, thế như dù các vụ dịch hay đợt bùng phát bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng thường diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng thói quen rửa tay hình như chưa thực hiện một cách toàn diện, tích cực trong toàn dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn và người đang nuôi hoặc chăm sóc trẻ ốm….Để giúp cho cộng đồng có thói quen rửa tay và phải rửa đúng cách, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến phòng bệnh nhiễm trùng thông qua rửa tay bằng xà phòng!

Từ những con só thực tế: chỉ có 12% dân số rửa tay với xà phòng

Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được hiểu như liều “vắc-xin” hiệu quả, tiết kiệm phòng ngừa hữu hiệu các bệnh tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa, … mà lúc cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.Thế nhưng, khảo sát của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc cho thấy: có từ 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống. Và với dịch tay chân miệng, dù Bộ Y tế đã 2 lần khuyến cáo bằng văn bản với người dân: cần rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy. Song thực tế là...

1332130107812_image002.jpg

Người lớn và thói quen… lười rửa tay

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, Tp. Hồ Chí Minh trong một buổi giao lưu trực tuyến về bệnh tay chân miệng nhận định: “Về lý thuyết, phòng bệnh tay chân miệng thì rất là đơn giản nhưng thực tế thì không phải vậy. Vì từ nhận thức đúng cho đến hành động đúng thì rất xa nên bệnh vẫn xuất hiện, đến hẹn lại lên. Đa số ai cũng biết phòng bệnh tay chân miệng (bệnh lây từ đường tiêu hoá) là rửa tay đúng, vệ sinh ăn uống, sát khuẩn, diệt khuẩn đồ chơi nơi sinh hoạt của trẻ nhưng khi thực hiện thì... quên, nhất là nhà chưa có trẻ mắc bệnh.”

Tại các trường mầm non, mẫu giáo, các con đã được làm quen với chương trình vệ sinh học đường, được các cô tập cho thói quen rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thế nhưng về nhà, không ít bé phải nhắc bố mẹ “sao bố mẹ lại chưa rửa tay vậy?” Và nhiều bà mẹ cứ vô tư trả lời: “Tôi rửa tay bằng nước có sao đâu” Hoặc “Tôi đã rửa tay rồi, tại sao phải thực hiện lần nữa”. Khi được hỏi, vì sao lại bỏ qua việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, nhiều bà mẹ cho rằng: chỉ cần rửa tay với nước, tay nhìn thấy trắng - không mùi nghĩa là đã sạch; Hoặc không nghe/thấy ai nói nhiều đến tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn; Hoặc biết nhưng hay quên.

Xà phòng diệt khuẩn - “vắc xin” bị lãng quên

Trong khi đó, dịch tay chân miệng đang lan rộng khó kiểm soát. Số ca bệnh vẫn không ngừng gia tăng và tiến triển vô cùng phức tạp. Tại TP.HCM, mỗi tuần lại có thêm 400 ca bệnh mới. Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: Sở dĩ bệnh lây lan nhanh, mạnh một phần xuất phát từ thói quen và ý thức phòng bệnh của cộng đồng còn rất thấp.

Thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, 70% trẻ lây bệnh tay chân miệng tại nhà, 30% lây bệnh tại trường. Nhìn vào tỉ lệ này có thể đặt ra câu hỏi: Liệu có sự tương quan nào giữa việc lây bệnh và thói quen vệ sinh khi mà tại các trường mẫu giáo, mầm non luôn luôn phải thực hiện quy định vệ sinh phòng bệnh. Các cô cũng hướng dẫn các con rèn luyện thói quen tốt như rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn…Thế nhưng về nhà, ai là người nhắc trẻ thực hiện hành vi phòng bệnh đúng đắn này?

Một báo cáo khoa học năm 2010 tại Bệnh viện Nhiệt đới cho thấy: có tới 64% bà mẹ không rửa tay trước khi cho trẻ ăn. Các bà mẹ cũng không chú trọng đến việc dạy con trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân ngay từ nhỏ, kể cả thói quen rất đơn giản: rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi, sau khi vệ sinh và trước khi ăn. Trong khi đó, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần một động tác rửa tay sạch là đã giảm tới 35-47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn… Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được hiểu như liều vắc-xin hiệu quả, tiết kiệm mà lúc cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.

Trong hoạt động truyền thông nhằm thay đổi thói quen vệ sinh của người Việt, nhãn hàng Lifebuoy - Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam luôn là một nhân tố tích cực. Không chỉ truyền đi các thông điệp vệ sinh đúng cách, nhãn hàng Lifebuoy còn giúp người dùng ghi nhớ các thời điểm rửa tay qua các chương trình truyền hình, các nhãn dán trên sticker trong hộp xà phòng…

Bà Lê Thùy Lan - đại diện nhãn hàng cho biết: “Các hoạt động này như một cam kết của nhãn hàng với sứ mệnh Vì một Việt Nam khỏe mạnh. Chúng tôi mong các vị phụ huynh và cộng đồng từ nhận thức đó hãy hành động: giữ vệ sinh môi trường, gia đình, tập thói quen vệ sinh cơ thể, giữ bàn tay luôn sạch khuẩn. Có như vậy, chúng ta mới thật sự giúp con em mình ngăn ngừa dịch bệnh ”.

Rửa sạch tay bảo vệ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng

  • Thường xuyên rửa sạch tay của bạn;
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô toàn bộ;
  • Sử dụng nước rửa có cồn nếu như chưa thể rửa ngay bằng xà phòng được.

Các nhà Khoa học đã khuyến cáo: “Rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ mọi loại thuốc kháng sinh. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp”. Tiêu chảy đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong, mỗi năm giết hại hơn 1,5 triêu trẻ em. Vị trí quán quân thuộc về bệnh biêm phổi, mỗi năm cướp đi mạng sống của khỏang 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Rửa tay là một cách hữu hiệu phòng chống các căn bệnh này”.

 1332130351500_image008.png

Bởi thế, từ năm 2008 đến nay, ngày 15/10 được chọn là “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng”, với sự kiện hàng triệu người của hơn 20 quốc gia trên thế giới cùng tham gia rửa tay với xà phòng và truyền đi thông điệp về thói quen cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng thế giới. Ngày hội này giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng chống các bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa như tả, lỵ, dịch cúm A (H5N1), cúm A (H1N1), đặc biệt là bệnh tay chân miệng- một trong những bệnh nguy hiểm đang diễn ra hết sức phức tạp trong thời gian gần đây.

 Vì sao chúng ta nên rửa tay?

Thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Bởi vì trong quá trình hoạt động cả ngày, bạn sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người, các bề mặt và điều này khiến bạn tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, bạn có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các các hành động vô tình như đưa vi trùng này chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù, bạn không thể giữ tay vô trùng nhưng việc rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.

Thời điểm nào cần phải rửa tay?

Luôn luôn rửa tay trước khi:

  • Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm;
  • Khi ăn uống;
  • Điều trị vết thương hoặc chích thuốc;
  • Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương;
  • Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng;

Luôn luôn rửa tay sau khi:

  • Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô ;
  • Sử dụng nhà vệ sinh;
  • Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải;
  • Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn;
  • Điều trị vết thương;
  • Chạm vào người bệnh hay các vết thương;
  • Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn;
  • Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.

Làm thế nào để rửa tay đúng cách?

  • Nói chung tốt nhất bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước bằng cách thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:
  • Làm ướt tay bằng nước máy;
  • Áp dụng thoa xà bông, nước rửa tay;
  • Bắt đầu cọ 2 tay của bạn;
  • Chà hai tay trong ít nhất 20 giây. Hãy nhớ để chà tất cả bề mặt, bao gồm lưng bàn tay, cổ tay, giữa các ngón tay và phần da bên dưới móng tay của bạn.;
  • Rửa sạch lại tay với nước kỹ càng;
  • Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn dùng một lần hoặc sử dụng máy sấy không khí.

Rửa tay không mất nhiều thời gian của chúng mình đâu nhưng nó lại mang đến cho bọn mình nhiều lợi ích để ngăn ngừa bệnh tật. Có thể nói, thói quen đơn giản này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình chúng mình nữa đấy!

Làm thế nào rửa tay một cách thích hợp?

Rửa tay sạch và hợp lý như là trong thời gian đủ để hát hai lần bài hát "Happy Birthday",
làm theo hình ảnh dưới đây. Cách rửa tay dưới đây không những giúp cho chúng ta phòng chống bệnh tay chân miệng đang hoàn hoành tại nước ta, mà còn bảo vệ tránh khỏ nhiều bệnh nhiễm trùng khác nữa. Mặc dù đang có chiều hướng chững lại nhưng theo dự báo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), các tháng cuối năm 2011 bệnh tay chân miệng có thể sẽ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch.

Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn đọc chủ động phòng chống bệnh hiệu quả mà lại rất đơn giản. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1, TP HCM, tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Sở dĩ gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh qua  đường tiếp xúc.

1332130405296_image015450.jpg

Khi trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh sẽ bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Hoặc trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây bệnh sẽ qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó sẽ phát triển rất nhanh, gây ra các tổn thương ở da, niêm mạc. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 ngày, trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ có các biểu hiện: Sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C), đau họng, chảy nước bọt liên tục, biếng ăn hoặc bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường và loét miệng với các bóng nước có đường kính 2-3mm, vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, thấy đau khi ăn. Ngoài ra còn xuất hiện các bóng nước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban, không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Những biến chứng thường gặp của tay chân miệng là viêm màng não, viêm màng liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: Viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế  Dự phòng, cách phòng chống tay chân miệng hiệu quả là rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch. Không để trẻ mút tay, đưa đồ chơi lên miệng. Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa bát. Người chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường hoặc chloraminB.

Về quy trình rửa tay bằng xà phòng, nên thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
  • Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).
  • Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
  • Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
  • Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.

Xử lý khi ngộ độc Chloramin B

Theo BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng Khoa Chống nhiễm khuẩn, BV Nhi đồng 1, Chloramin khi dùng với mục đích khử khuẩn nguồn nước uống, hồ bơi thường nồng độ thấp, không gây độc và có mùi đặc trưng của clo mà chúng ta thường thấy. Tuy nhiên, khi dùng trong khử khuẩn nồng độ cao hơn mới có khả năng gây kích ứng với một số cơ quan như mắt, da, tiêu hóa, hô hấp và đặc biệt trong trường hợp uống nhầm với nồng độ cao có thể gây ngộ độc. Có thể nhận biết qua các dấu hiệu: Da nổi mẩn đỏ, nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, ho, khó thở, khò khè...

Khi bị ngộ độc, không nên cố gắng gây nôn mà cần cho nạn nhân uống ngay với một ít nước ấm và dùng vài thìa than hoạt hoặc natribicarbonate để uống trung hòa. Nếu bị ChloraminB bắn vào mắt, nên rửa sạch ngay bằng nước sạch nhiều lần và chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Còn nếu bị bắn hóa chất vào da, quần áo, cần cởi bỏ ngay quần áo bị bắn và rửa da vùng đó bằng nước ấm và xà phòng.

Tham khảo:

 Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

13 tháng 12 2021

-vệ sinh thực phẩm

-ăn chín,uống sôi,ko ăn thịt tái,gỏi cá(thịt bò,thịt lợn)

-vệ sinh cá nhân

+rửa tay trc và sau khi đi vệ sinh

+trẻ nhỏ ko cho chơi trên đất cát(giun kim)

+ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ

+ko đi chân ko trên đất,cát...(giun móc)

29 tháng 7 2015

Vì cá có vitamin A, nó tốt cho mắt

28 tháng 7 2015

chắc nà do có vitamin A

 

18 tháng 3 2022

Cả hai việc trên.

 
20 tháng 3 2022

cả hai việc trên

28 tháng 10 2021

Tham khao!

https://hoidap247.com/cau-hoi/1231456

31 tháng 10 2021

tham khảo

 

Cách phòng giun dẹp kí sinh : 

- tẩy giun theo định kì ( 1-2 lần trong năm )

- Vệ sinh môi trường , vệ sinh cá nhân

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng

- Ăn chín uống sôi

- Đi vệ sinh đúng nơi quy định

- Không đi chân đất 

16 tháng 3 2016

chó đuổi chứ sao

16 tháng 3 2016

Chuối đỏ => Chó đuổi

mk nha

4 tháng 1 2022

A

4 tháng 1 2022

A

25 tháng 12 2021

d,Tất cả phương án còn lại đều đúng

3 tháng 1 2022

D