Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về
A. diện tích và số dân.
B. số lượng các tỉnh và thành phố.
C. phạm vi lãnh thổ thay đổi theo thời gian
D. tốc độ tăng trưởng GDP.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về phạm vi lãnh thổ thay đổi theo thời gian.
Mình xin trả lời 1 ý đầu nhé! Bạn có thể tham khảo nè ^^
Đặc điểm:
- Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau:
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.
- Có đủ các thế mạnh, có tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
- Có tỷ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước
À đây ý 2 mình vừa tìm đc cái này, b tham khảo nha
Bảng 1. Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1997 và năm 1998
I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ | |
1 | Hà Nội |
2 | Hưng Yên |
3 | Hải Phòng |
4 | Quảng Ninh |
5 | Hải Dương |
II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ | |
1 | Thừa Thiên - Huế |
2 | Đà Nẵng |
3 | Quảng Nam |
4 | Quảng Ngãi |
III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ | |
1 | TP. Hồ Chí Minh |
2 | Bình Dương |
3 | Bà Rịa -Vũng Tàu |
4 | Đồng Nai |
Tổng số: 13 |
a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
-Thế mạnh
+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí
+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
+Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước
-Thực trạng phát triển (năm 2007):
+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người
+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%
+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ
Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%
Dịch vụ: 41,4%
Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %
c) Phương hướng phát triển
-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...
- Vùng kinh tế trọng điểm: là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp.
- Các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn: C.
Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
HƯỚNG DẪN
a) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc
− Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.
− Là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
− Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và có nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
b) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điển miền Trung
− Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biển nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
c) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam
− Tài nguyên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
− Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
− Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao so với các vùng khác trong cả nước.
Đáp án C