Đồ thị đưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canađa, nhận định nào không đúng về mối quan hệ giữa hai quần thể này?
A. Sự biến động số lượng của mèo rừng phụ thuộc vào số lượng của thỏ
B. Khi thức ăn của thỏ bị nhiễm độc thì mèo rừng không bị nhiễm độc bằng thỏ
C. Quần thể thỏ thường có kích thước lớn hơn quần thể mèo rừng
D. Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.
Chọn đáp án B
Đồ thị biểu hiện sự kiểm soát lẫn nhau trong mối quan hệ vật ăn thịt con mồi.
Con mồi tăng số lượng ⇒ Vật ăn thịt tăng số lượng do có nguồn thức ăn đồi dào, và chính sự tăng số lượng vật ăn thịt là nguyên nhân làm giảm số lượng con mồi. A đúng.
Số lượng con mồi thấp ⇒ thức ăn khan hiếm nên vật ăn thịt lại giảm ⇒ con mồi lại có điều kiện để tăng số lượng.
Khi thức ăn bị nhiễm độc theo nguyên lí khuyếch đại thì nếu thỏ nhiễm độc thì mèo rừng bị nhiễm độc nhiều hơn. B sai.
C đúng vì quần thể con mồi luôn có số lượng nhiều hơn vật ăn thịt