Một người đi từ A đến B và dự định đến B lúc 9 giờ. Nếu người đó đi bằng xe đạp với vận tốc 12 km/giờ thì sẽ đến B lúc 12 giờ. Nếu người đó đi bằng ôtô với vận tốc 60 km/giờ thì sẽ đến B lúc 8 giờ.
a) Tính độ dài quãng đường từ A đến B.
b) Nếu người đó đi xe máy thì phải đi với vận tốc bao nhiêu kilômét giờ để đến B đúng giờ đã định?
Thời gian đi bằng xe đạp hơn thời gian đi bằng ô tô là:
12 giờ – 8 giờ = 4 giờ.
Vận tốc của ô tô gấp vận tốc của xe đạp số lần là:
60: 12 = 5 (lần).
Trên cùng một quãng đường đi, nếu vận tốc gấp lên 5 lần thì thời gian đi giảm 5 lần. Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là:
4: (5 – 1) = 1 (giờ).
Quãng đường AB dài là:
60 x 1 = 60 (km)
b) Thời gian dự định đi hết quãng đường AB là:
1 giờ + (9giờ – 8 giờ) = 2 (giờ).
Để đến B đúng giờ dự định, người đó phải đi xe máy với vận tốc là:
60: 2 = 30 (km/giờ).
Đáp số: a) 60km; b) 30 km