Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”
Khổ 2:
- Đá - ngồi, trông nhau.
- Non Thần - trẻ lại.
=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.
Khổ 4:
Mùa xuân - lạc đường.
=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.
*Văn bản “Nắng mới”:
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).
=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa
Tham khảo!
- *Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”
Khổ 2:
- Đá - ngồi, trông nhau.
- Non Thần - trẻ lại.
=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.
Khổ 4:
Mùa xuân - lạc đường.
=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.
*Văn bản “Nắng mới”:
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).
=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa.
e tham khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/so-sanh-su-khac-biet-giua-phong-trao-tho-moi-voi-phong-trao-tho-cu--faq508865.html
Câu thơ:Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Lí do bỏi vì chú bé Lượm là một người dũng cảm ,khi đi liên lạc thì không sợ mà nói:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
mà cậu bé lại cảm thấy rất vui khi được đi liên lạc =>cậu bé là một người hồn nhiên,yêu đất nước và muốn làm nhiều điều có ích cho cách mạng.
Câu thơ mình thích nhất là:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo ?
Vì câu thơ này nói lên sự dũng cảm của Lượm khi mang thư ra mặt trận phục vụ cho cách mạng
=> Lượm là một người có ý chí kiên cường muốn bảo vệ đất nước không để giang sơn đất nước rơi vào tay giặc
Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực
+ Những người lính đứng cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng sáng tỏ
- Hình ảnh đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn
+ Súng- hiện thực cuộc chiến gian khổ, nguy khó
+ Trăng- ước mơ hòa bình, niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả
→ Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến
- Một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ.
Ví dụ: Ẩn dụ trong bài thơ Mời trầu
- "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi": khác với miếng trầu têm cánh phượng khéo léo trang trọng, câu thơ cho thấy sự giản dị, bình thường nhất.
- "Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi": ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ.
Bình luận về một khổ thơ yêu thích (Khổ thơ đầu) :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Khổ thơ đầu mở một bức tranh mùa xuân thiên nhiên bình dị, đơn sơ nhưng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Mùa xuân của Thanh Hải chỉ đơn giản là một bông hoa tím mọc lên giữa dòng sông xanh, và tiếng chim chiền chiện trong trẻo, màu sắc nhẹ, hài hòa, tràn đầy sức sống. Những thanh âm, màu sắc, hình ảnh ấy kết tụ thành “giọt long lanh”, để rồi tác giả không ngần ngại mà “hứng” lấy. Mùa xuân đất trời thiên nhiên tươi đẹp không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng xúc giác nữa.
Ý nghĩa - Giá trị- Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời và ước nguyện chân thành muốn được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của thể thơ năm tiếng, với nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca cũng như những hình ảnh đẹp, giản dị mà giàu tính biểu cảm, cùng những ẩn dụ, so sánh chuyển đổi cảm giác mà tác giả sử dụng.
Phân tích một khổ thơ bất kì :
Đoạn văn tham khảo (khổ thơ cuối bài Sang thu) :
Khổ thơ cuối bài Sang thu, hình ảnh mùa thu đậm nét hơn, nhà thơ cảm nhận bằng kinh nghiệm và suy tư sâu lắng chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ đầu :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Vẫn là nắng mưa sấm chớp như mùa hạ nhưng mức độ lại khác nhau, mức độ giảm dần, nhạt dần. Hai dòng thơ cuối bài là một hình ảnh đẹp, sấm là âm thanh của những cơn mưa dông thường có ở mùa hạ, không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Hình ảnh sấm cũng mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ sự bất thường trong cuộc đời, những khó khăn trắc trở mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây nhìn đã đứng tuổi, từ hình ảnh thực của thiên nhiên, tác giả đã gợi ý nghĩa sâu xa hơn hàng cây đứng tuổi - chỉ những con người từng trải, những con người ấy sẽ vững vàng hơn trước khó khăn, giông bão của cuộc đời.