giúp mnhf bài NHIỆM VỤ 2 NHÉ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các từ đồng nghĩa với từ bổn phận là : nghĩa vụ , nhiệm vụ , trách nhiệm , phận sự .
Gợi ý:
Từ đồng nghĩa với bổn phận là: nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
Câu 1 : Anh được giao nhiệm vụ gác trước cửa nhà Bác để bảo vệ Bác.
Câu 2 : Vì anh làm nhiệm vụ bảo vệ Bác nhưng anh chưa biết Bác. Anh thực hiện đúng nguyên tắc: ai muốn vào nhà Bác phải trình giấy tờ.
Câu 3 : Bác khen: “Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt”
Câu hỏi 1: Anh Nha được giao nhiệm vụ gì?
- Hướng dẫn: Đọc phần đầu của chuyện, tìm xem đơn vị bảo vệ Bác Hồ được bổ sung ai? Ai được phân công đứng ở vọng gác và làm nhiệm vụ gì? Trả lời được những câu hỏi đó là em đã tìm được câu trả lời.
Câu hỏi 2: Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ?
- Hướng dẫn: Vừa mới bổ sung vào đơn vị bảo vệ, anh Nha đã biết Bác Hồ chưa? Làm nhiệm vụ canh gác thì phải thực hiện công việc của mình như thế nào? Giải đáp được những câu hỏi đó là em đã tìm được câu trả lời.
Câu hỏi 3: Bác Hồ khen anh Nha thế nào?
- Hướng dẫn: Đọc lại phần cuối câu chuyện, em sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.
Câu hỏi 4: Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
- Hướng dẫn: Đọc lại toàn bộ, suy nghĩ xem chi tiết nào em thích thì chọn chi tiết đó, rồi giải thích lí do.
Ví dụ: Em thích chi tiết anh Nha nói: “Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà”. Vì chi tiết đó thể hiện tính nhiêm túc chấp hành nhiệm vụ của người chiến sĩ bảo vệ. Nhưng nó cũng bộc lộ tính nguyên tắc cứng nhắc của người làm nhiệm vụ. Tuy không biết mặt Bác (vì mới chuyến đến) nhưng Bác đã tự giới thiệu mình với anh Nha rồi. Một chi tiết vừa thể hiện tính nghiêm túc trong làm nhiệm vụ, vừa thể hiện cái vui, cái tức cười của người chiến sĩ bảo vệ.
Bạn EVN ơi , Mk thắc mắc về phần thân bài
Miêu tả chi tiết từng bộ phận từ trên xuống dưới .
Vd : tả người ( mẹ ). chẳng lẽ tả cả bàn chân , bắp tay ????
Năm nào cũng vậy, cứ đến 29 Tết, em và mẹ lại rủ nhau đi chợ xuân. Trên đường đi, các phương tiện lưu thông thuận lợi.
Gần Tết, không khí thường trở lạnh. Cái lạnh như cắt da cắt thịt, mưa phùn lại rơi nhiều hơn khiến cho mọi người ai cũng muốn nhanh thật nhanh trở về nhà sum họp bên tổ ấm gia đình.
Đường Trường Chinh vốn là một con đường thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc. Gần Tết, số người tham gia giao thông lại càng đông hơn, khiến cho con đường tắc cả một đoạn dài. Em và mẹ phải cố gắng lắm mới nhích lên được một chút. Trời mưa mỗi lúc một mau khiến cho đường càng trở nên trơn và bẩn. Giữa dòng người đông đúc, thấp thoáng bóng dáng một chú công an. Chú mặc bộ đồng phục công an, bên ngoài khoác một chiếc áo mưa màu xanh lá vối. Tay chú cầm một chiếc dùi cui giơ lên giơ xuống không ngừng.
Đầu chú đội một chiếc mũ công an ngay ngắn bên dưới là khuôn mặt chữ điền, toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu. Trong làn mưa, đôi mắt đen to của chú lấp lánh. Còn làn da hơi ngăm màu bánh mật càng tỏ rõ vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh của người chiến sĩ. Trên ngực chú đeo một chiếc thẻ đề tên và chức vụ rất ngay ngắn. Thỉnh thoảng chú lại đưa chiếc còi đeo trên ngực lên miệng thổi đế’ báo hiệu cho các phương tiện giao thông. Mọi động tác của chú rất nhanh chóng và chính xác.
Càng lúc dòng người càng đông, con đường Trường Chinh trở nên chật chội hơn. Các phương tiện không đi theo một hàng lối nhất định, xe nào xe nấy mạnh ai nấy đi. Vỉa hè giờ cũng trở thành đường đi.
Trước tình hình đó, chú vừa thổi còi vừa hướng dẫn cho một số chiếc xe máy đi lùi vào phía trong và tiến lên phía trên để lấy chỗ cho chiếc xe ô tô phía sau tiến thẳng lên không lấn sang phần đường ngược chiều. Chú cố gắng chia đường làm hai: một dòng đi lên, một dòng đi xuống. Nhanh nhẹn tháo vát, chú chạy lên chạy xuống để hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Chiếc áo mưa màu xanh rách mất mảng lớn phía sau nhưng chú cũng chẳng nề hà. Mặt chú ướt đẫm nước mưa nhưng tay chú vẫn luôn điều chỉnh hướng đi cho xe. Dòng xe cộ lộn xộn dần dần được phân thành hai luồng. Một luồng đi lên, một luồng đi xuống không bên nào lấn đường bên nào.
Giải quyết tạm ổn chỗ ách tắc, chú nhanh nhẹn chạy lại phía dầu ngã tư, chỗ đèn xanh đèn đỏ rồi ra hiệu cho luồng xe đi lên được phép rẽ phải. Được khoảng một phút khi luồng ngược chiều đã nhiều xe, chú lại ra hiệu cho luồng xe rẽ phải dừng lại nhường đường cho luồng xe đi thẳng. Cứ thế hai luồng xe thay phiên nhau đi. Em và mẹ cũng tuân thủ rất tốt hiệu lệnh của chú công an. Khoảng một lúc sau đường đã thông hơn. Trên khuôn mặt ướt nước mưa và mồ hôi của chú thoáng nở một nụ cười mãn nguyện trước thành quả lao động của mình./Em rất khâm phục các chú – những con người luôn ngày đêm không quản gian khó phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Sau này nhất định em sẽ trở thành một chiến sĩ công an, trở thành người đảm bảo an toàn cho xã hội.