Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
(Chú ý : Đọc kĩ các gợi ý trong Tiếng Việt 4, tập hai, trang 83 - 84) để viết được một bài văn miêu tả đúng yêu cầu).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý: Dàn ý tả cây Quất
1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất
2. Thân bài
- Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ
+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh
+ Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
+ Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
+ Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...
- Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.
3. Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.
(Tả cây cam)
Thu về, mang theo bao trái chín đến với mọi nhà. Trong khoảng sân nhỏ của ông tôi, cây cam mật ông trồng đã trĩu quả.
Chao ôi ! Trông cây cam mật mới thích mắt làm sao ! Mới ngày nào quả đang còn tí xíu như những quả chanh, da dày xanh đậm có vẻ xù xì. Nhưng sau đó, làn da ấy cứ mỏng dần rồi từ màu xanh chuyển sang màu xanh nhạt theo từng ngày, từng tháng. Đến hôm nay, những chùm cam ấy đã vàng hươm, mọng nước. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây từng chùm quả nặng trĩu đung đưa nhè nhẹ theo làn gió thu. Mặc dầu đã có nhiều cành tre chống đỡ những các nhánh cam ấy vẫn cứ sà xuống gần mặt đất. Thân cây khoác chiếc áo màu xanh giản dị đứng đó trụ đỡ cho những cành chi chít quả, “Tích! Tích!”, chú chim sâu nào đó đang nhảy nhót trên cành đưa chiếc mỏ xinh xinh vạch lá tìm sâu. Hai ông cháu đứng bên nhau ngắm nhìn chùm quả chín. Gió vườn xào xạc như ru các quả cam vào giấc ngủ say nồng. Chắc là trong giấc mơ, chúng sẽ rất vui khi được biết những múi cam ngọt ngào sẽ làm mát lòng bao người trong những lúc mệt nhọc.
Đứng trước cây cam vàng trĩu quả, lòng em dạt dào niềm vui. Ôi! Những quả cam là kết quả của bao ngày vun xới, chăm sóc. Cây cam chứa đựng mồ hôi, công sức của ông em nên em yêu quý nó vô cùng
K mik nha
Bù điểm hỏi đáp
HUuu
Tả Một cây bóng mát
Mỗi khi đến trường của anh trai em, em đều rất ấn tượng hàng phượng vĩ ở sân trường và em thường ngồi dưới gốc cây phượng chờ anh trai em học xong để về cùng.
Hàng phượng vĩ này chắc là rất nhiều tuổi rồi, thân cây to khoảng ba người ôm, vỏ cây sần sùi, các nhánh rễ cây mọc lồm cồm nổi lên cả trên mặt đất. Cây phượng có rất nhiều cành to vươn rộng ra các hướng như cánh tay người khổng lồ. Lá phượng nhỏ li ti nhưng cũng đủ tre mát cả một khoảng sân trường. Hoa phượng rất đẹp, màu đỏ tươi, cánh hoa như cánh bướm, hoa thường mọc thành chùm nhuộm đỏ cả một khoảng sân trường, em thường thấy các anh chị tặng hoa phượng cho nhau và vui chơi dưới tán cây vào giờ ra chơi.
Mỗi khi hoa phượng nở, báo hiệu một mùa hè đã đến, là mùa chúng em phải thi kết thúc năm học, và cũng là mùa em yêu thích vì em sắp được nghỉ hè để đi du lịch cùng gia đình, tắm biển, thăm ông bà ở quê.
a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.
b. Thân bài: Miêu tả cây mít
* Miêu tả khái quát:
- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.
- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.
- Cây thuộc giống mít mật.
- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê
* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:
- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.
- Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.
- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.
- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.
- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.
- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon
* Hoạt động của em cùng cây mít:
- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.
- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.
- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.
Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý
Bài 1: Tả cây phượng vĩ
Giữa sân trường tôi, sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu. Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì nửa trên mặt đất, nửa nằm sâu dưới đất. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến đây ca hát líu lo, làm cho sân trường không chỉ rộn ràng tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim. Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo hoa trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới: Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc, là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị cho kì thi sắp tới, và cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấv tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung. Rồi đâv nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy, có thể là những chuyện buồn, vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ ngày học bên nhau dưới gốc phượng này. Rồi sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng trải khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng bắt đầu nhú chồi, đâm lộc... cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học sắp kết thúc. Và hè đến... Giã từ những cánh hoa phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với bao nhiêu lưu luyến nhớ nhung...
Bài 2: Tả cây bàng
Sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây bằng lăng,… Cây nào cũng đẹp, cũng xanh tốt. Nhưng em thích nhất là cây bàng được trồng ở trước cửa lớp 4B của em. Em không biết cây được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết, ngay từ ngày đầu tiên em cắp sách tới trường thì cây đã đứng ở đó rồi. Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo. Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếc rụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời. Cây bàng đối với chúng em chẳng khác nào người bạn thân thiết. Cây không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thân yêu của em mà còn có rất nhiều ích lợi. Những buổi đi học sớm, em ngồi ôn bài dưới gốc cây. Vào giờ ra chơi, chúng em lại nô đùa ở đó. Chúng em không sợ nắng vì đã có cây che cho chúng em. Dưới bóng cây là nơi chứng kiến bao nhiêu trò chơi tinh nghịch của chúng em. Các bạn trai chơi đá bóng, chơi đuổi nhau,…Còn bọn con gái chúng em chơi nhảy dây, đá cầu, đọc truyện,… Em yêu cây nên em không bao giờ bẻ cành hay vặt lá. Khi có người làm hại cây, em ra ngăn lại. Em sẽ bảo vệ cây để các bạn khác cũng có những kỉ niệm đẹp về cây như em.
Bài 3: Tả cây đu đủ
Ngay ở giữa vườn, ba em trồng một hàng năm cây đu đủ. Cây nọ cách cây kia chừng hai mét. Đó là giống đu đủ lùn, dễ sống và rất mau ra trái. Cây chỉ cao hơn đầu em một chút. Thân cây màu nâu mốc. Dấu vết của những cuống lá đã rụng chi chít trên thân. Cuống lá đu đủ là một ống rỗng khá dài. Chúng em thường lấy cuống lá cắt ngắn độ gang tay, vát nhọn một đầu, làm kèn thổi rất vui tai. Lá đu đủ lớn, hình dáng giống như một bàn tay xoè rộng. Từ nách các cuống lá, những bông đu đủ màu trắng ngà, to bằng ngón chân cái đã nhú ra. Trái non nằm lọt thỏm giữa những cánh hoa. Trái đu đủ lớn rất nhanh, màu xanh thẫm. Hàng chục trái lớn nhỏ đeo chi chít, san sát bên nhau xung quanh ngọn, trông thật thích mắt! Đu đủ chín cây hái xuống để một vài ngày sẽ có màu vàng thẫm, vị ngọt và thơm, ăn rất bổ. Đu đủ là loại cây rất quen thuộc rất dễ trồng. Em thích được cùng ba chăm sóc cho hàng cây đu đủ của nhà em. Bài làm tả cây tre của bạn Nguyễn Duy Hưng lớp 4A trường tiểu học Quang Trung Quảng Ninh Làng Vân Gia quê em nằm cách thị xã Sơn Tây chỉ khoảng hai cây số. Từ xa nhìn lại, làng giống như một hòn đảo xanh ngắt nổi lên giữa cánh đồng bát ngát. Bao bọc xung quanh làng là những luỹ tre đã hàng trăm năm tuổi. Rễ tre, gốc tre, tay tre ken dày đặc. Bên cạnh những cây tre đã trưởng thành cao nàng chục mét, đốt dài, to, màu xanh thẫm là những cây tre non lá mỡ nàng, đoạn gần dưới gốc vẫn còn bẹ ốp lấy thân. Nhỏ hơn nữa là hàng loạt mầm măng mới nhú nhọn hoắt, cứng cáp, khoẻ mạnh, xuyên đất cứng mà trồi lên. Họ nhà tre luôn sống bên nhau, đời này nối tiếp đời kia, tạo nên luỹ, nên thành. Tre dẻo dai, bất chấp nắng mưa, bão tố. Trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân, tre luôn luôn có mặt. Những ngôi nhà dựng bằng tre vững chãi và thoáng mát. Bàn ghế tre, giường tre, chõng tre, nôi tre, trạn bát, rổ rá, nong nia, dần sàng, cối xay lúa... tất cả đều được làm từ cây tre thân thuộc. Với tuổi thơ chúng em, vào lớp Một là đã tập đếm bằng que tính tre. Lớn hơn chút nữa thì chỉ cần mười que chuyền tre vót nhẵn dài cỡ chiếc đũa và một quả bưởi non bé bằng nắm tay là có thể chơi với nhau cả buổi thật vui bên chái nhà hoặc trước sân đình. Các bạn nam thích thả diều ngoài cánh đồng. Những chiếc diều khung tre dán giấy, trên lưng gắn chiếc sáo trúc, lúc bay lên cao phát ra những âm thanh vi vu văng vẳng trong gió chiều, gợi khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Đêm trăng sáng, còn gì thú vị hơn được nằm ngửa trên chiếc chõng tre kê ngoài sân, mê mải hát đếm. Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, kìa ba ông sao sáng... Em yêu cây tre mộc mạc, giản dị mà dẻo dai, cứng cáp. Cây tre gắn bó với dân tộc Việt Nam đã mấy ngàn năm và sẽ còn tồn tại mãi mãi trên quê hương, đất nước yêu dấu của chúng em !
Sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây bằng lăng,… Cây nào cũng đẹp, cũng xanh tốt. Nhưng em thích nhất là cây bàng được trồng ở trước cửa lớp 4B của em.
Em không biết cây được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết, ngay từ ngày đầu tiên em cắp sách tới trường thì cây đã đứng ở đó rồi.
Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo. Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếc rụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời.
Cây bàng đối với chúng em chẳng khác nào người bạn thân thiết. Cây không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thân yêu của em mà còn có rất nhiều ích lợi. Những buổi đi học sớm, em ngồi ôn bài dưới gốc cây. Vào giờ ra chơi, chúng em lại nô đùa ở đó. Chúng em không sợ nắng vì đã có cây che cho chúng em. Dưới bóng cây là nơi chứng kiến bao nhiêu trò chơi tinh nghịch của chúng em. Các bạn trai chơi đá bóng, chơi đuổi nhau,…Còn bọn con gái chúng em chơi nhảy dây, đá cầu, đọc truyện,…
Em yêu cây nên em không bao giờ bẻ cành hay vặt lá. Khi có người làm hại cây, em ra ngăn lại. Em sẽ bảo vệ cây để các bạn khác cũng có những kỉ niệm đẹp về cây như em.
Bài 1: Tả cây phượng vĩ
Giữa sân trường tôi, sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu. Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì nửa trên mặt đất, nửa nằm sâu dưới đất. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến đây ca hát líu lo, làm cho sân trường không chỉ rộn ràng tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim. Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo hoa trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới: Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc, là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị cho kì thi sắp tới, và cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấv tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung. Rồi đâv nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy, có thể là những chuyện buồn, vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ ngày học bên nhau dưới gốc phượng này. Rồi sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng trải khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng bắt đầu nhú chồi, đâm lộc... cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học sắp kết thúc. Và hè đến... Giã từ những cánh hoa phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với bao nhiêu lưu luyến nhớ nhung...
Bài 2: Tả cây bàng
Sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây bằng lăng,… Cây nào cũng đẹp, cũng xanh tốt. Nhưng em thích nhất là cây bàng được trồng ở trước cửa lớp 4B của em. Em không biết cây được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết, ngay từ ngày đầu tiên em cắp sách tới trường thì cây đã đứng ở đó rồi. Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo. Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếcrụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời. Cây bàng đối với chúng em chẳng khác nào người bạn thân thiết. Cây không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thân yêu của em mà còn có rất nhiều ích lợi. Những buổi đi học sớm, em ngồi ôn bài dưới gốc cây. Vào giờ ra chơi, chúng em lại nô đùa ở đó. Chúng em không sợ nắng vì đã có cây che cho chúng em. Dưới bóng cây là nơi chứng kiến bao nhiêu trò chơi tinh nghịch của chúng em. Các bạn trai chơi đá bóng, chơi đuổi nhau,…Còn bọn con gái chúng em chơi nhảy dây, đá cầu, đọc truyện,… Em yêu cây nên em không bao giờ bẻ cành hay vặt lá. Khi có người làm hại cây, em ra ngăn lại. Em sẽ bảo vệ cây để các bạn khác cũng có những kỉ niệm đẹp về cây như em.
Bài 3: Tả cây đu đủ
Ngay ở giữa vườn, ba em trồng một hàng năm cây đu đủ. Cây nọ cách cây kia chừng hai mét. Đó là giống đu đủ lùn, dễ sống và rất mau ra trái. Cây chỉ cao hơn đầu em một chút. Thân cây màu nâu mốc. Dấu vết của những cuống lá đã rụng chi chít trên thân. Cuống lá đu đủ là một ống rỗng khá dài. Chúng em thường lấy cuống lá cắt ngắn độ gang tay, vát nhọn một đầu, làm kèn thổi rất vui tai. Lá đu đủ lớn, hình dáng giống như một bàn tay xoè rộng. Từ nách các cuống lá, những bông đu đủ màu trắng ngà, to bằng ngón chân cái đã nhú ra. Trái non nằm lọt thỏm giữa những cánh hoa. Trái đu đủ lớn rất nhanh, màu xanh thẫm. Hàng chục trái lớn nhỏ đeo chi chít, san sát bên nhau xung quanh ngọn, trông thật thích mắt! Đu đủ chín cây hái xuống để một vài ngày sẽ có màu vàng thẫm, vị ngọt và thơm, ănrất bổ. Đu đủ là loại cây rất quen thuộc rất dễ trồng. Em thích được cùng ba chăm sóc cho hàng cây đu đủ của nhà em. Bài làm tả cây tre của bạn Nguyễn Duy Hưng lớp 4A trường tiểu học Quang Trung Quảng Ninh Làng Vân Gia quê em nằm cách thị xã Sơn Tây chỉ khoảng hai cây số. Từ xa nhìn lại, làng giống như một hòn đảo xanh ngắt nổi lên giữa cánh đồng bát ngát. Bao bọc xung quanh làng là những luỹ tre đã hàng trăm năm tuổi. Rễ tre, gốc tre, tay tre ken dày đặc. Bên cạnh những cây tre đã trưởng thành cao nàng chục mét, đốt dài, to, màu xanh thẫm là những cây tre non lá mỡ nàng, đoạn gần dưới gốc vẫn còn bẹ ốp lấy thân. Nhỏ hơn nữa là hàng loạt mầm măng mới nhú nhọn hoắt, cứng cáp, khoẻ mạnh, xuyên đất cứng mà trồi lên. Họ nhà tre luôn sống bên nhau, đời này nối tiếp đời kia, tạo nên luỹ, nên thành. Tre dẻo dai, bất chấp nắng mưa, bão tố. Trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân, tre luôn luôn có mặt. Những ngôi nhà dựng bằng tre vững chãi và thoáng mát. Bàn ghế tre, giường tre, chõng tre, nôi tre, trạn bát, rổ rá, nong nia, dần sàng, cối xay lúa... tất cả đều được làm từ cây tre thân thuộc. Với tuổi thơ chúng em, vào lớp Một là đã tập đếm bằng que tính tre. Lớn hơn chút nữa thì chỉ cần mười que chuyền tre vót nhẵn dài cỡ chiếc đũa và một quả bưởi non bé bằng nắm tay là có thể chơi với nhau cả buổi thật vui bên chái nhà hoặc trước sân đình. Các bạn nam thích thả diều ngoài cánh đồng. Những chiếc diều khung tre dán giấy, trên lưng gắn chiếc sáo trúc, lúc bay lên cao phát ra những âm thanh vi vu văng vẳng trong gió chiều, gợi khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Đêm trăng sáng, còn gì thú vị hơn được nằm ngửa trên chiếc chõng tre kê ngoài sân, mê mải hát đếm. Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, kìa ba ông sao sáng... Em yêu cây tre mộc mạc, giản dị mà dẻo dai, cứng cáp. Cây tre gắn bó với dân tộc Việt Nam đã mấy ngàn năm và sẽ còn tồn tại mãi mãi trên quê hương, đất nước yêu dấu của chúng em !
Tả cây ăn quả
Mỗi khi nghe lời bài hát : “Qủa gì mà gai chi chít …” em lại nghĩ ngay đến cây mít nhà ông nội em. Mỗi khi về quê thăm ông bà, hình ảnh đầu tiên mà em gặp đó là cây mít, vì nó được trồng ở cổng ra vào.
Nghe ông nội em kể cây mít được trồng cách đây gần 50 năm, thân cây to bằng hai người ôm, cao khoảng 10m, các tán cây xòe rộng che mát cả một khoảng cổng, lá cây to cứng, em thường giúp ông bà quét lá mỗi khi về quê chơi. Mỗi khi đến mùa, cây thường cho rất sai quả, em rất thích quả mít. Mỗi khi mùa mít chín, ông bà thường gửi từ quê ra Hà Nội cho em và gia đình cùng thưởng thức. Múi mít thơm ngon ngọt, mẹ em thường cắt ra và bỏ vào sữa chua cho em ăn. Mỗi khi được ăn mít em lại nhớ đến ông bà và cây mít.
Mỗi khi nhớ về quê, hình ảnh cây mít lại hiện ra như người khổng lồ đứng sừng sững ở cổng như người bảo vệ gia đình. Hiện nay, cây đã mất vì cây đã rất nhiều tuổi, mỗi khi về quê không còn được thấy cây mít nữa. Em cảm thấy như thiếu vắng một người bạn
1 VIẾT THƯ
Thạch Hóa, ngày 3 tháng 12 năm 2012
Các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa kính mến !
Cháu xin tự giới thiệu về bản thân mình. Cháu tên là Hà Nguyễn Phương Linh, năm nay vừa tròn 12 tuổi, học lớp 62, trường THCS Thạch Hóa, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Các chú ơi, các chú có khỏe không! Ngoài đó các chú phải canh giữ biển đảo của Tổ quốc giữa đầy nắng và gió cháu thương các chú lắm. Các chú hãy cố lên, đứng vững đôi chân để bảo vệ Trường Sa - một phần máu thịt của đất nước hình chữ S. Cũng sắp đến ngày 22-12, cháu lại nhớ đến mỗi ngày đến lớp lại nghe thầy giáo giảng bài và nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo Trường Sa. Qua những bài giảng trên lớp, trên tivi và trên báo chí … đều ca ngợi lòng dũng cảm và kiên trì của các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa để bảo vệ một phần máu thịt của Việt Nam tránh khỏi một số nước đang nhòm ngó đến những nơi có nhiều khoáng sản, nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như ở quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày đến lớp cháu đều nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S, dường như Trường Sa đã hiện ra trước mắt cháu là các chú bộ đội đang canh giữ biển đảo giữa cái tiếng xì xào của sóng biển. Cứ nhớ đến các chú bộ đội chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu càng biết ơn vô hạn. Các chú đã bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, tránh các nước xâm lược, để các cháu ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa yên bình như ngày hôm nay. Cháu xin hứa với các chú làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Để mai đây trở thành một người công dân chân chính để giống được như các chú bộ đội, lấy hết sức lực của mình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc càng giàu đẹp. Để khẳng định biển đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước Việt Nam chúng ta.
Cháu ngoan của các chú
Linh
Hà Nguyễn Phương Linh
2 ĐOẠN VĂN TẢ NGOẠI HÌNH CON VẬT MÀ ....
Trên bãi cỏ ven đê có nhiều trâu, bò đang gặm cỏ. Hình ảnh con nghé và con trâu mẹ thật đáng yêu. Trâu mẹ to béo, da đen bóng cái đuôi phe phẩy, gặm cỏ non. Chú nghứ con cong đuôi từ xa chạy đến rúc đầu vào bầu vú mẹ. Chú nghé thật xinh, lông vàng tơ hồn nhiên, ngây thơ như một em bé mới tập đi. Trâu mẹ lại chốc chốc quay đầu ư lại liếm vào đầu, vào lưng đứa con thơ, cặp mắt mở to với bao tình âu yếm. Nắng vàng chiều quê in bóng trâu mẹ và nghé con. Em bước đi rồi ngoái lại ngắm bức tranh quê đầy tình mẫu tử
3 TẢ CON VẬT
Bài làm
Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
!-->
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình
4 TẢ CÂY CỐI
Ở vườn trường em có trồng rất nhiều loài cây: cây hoa, cây ăn quả, nhưng em thích nhất cây bưởi.Cây bưởi cao ngang cửa sổ tầng hai trường em, tán lá xoè rộng. Gốc cây to bằng bắp chân xù xì, màu nâu xám. Thân cây to, lên cao khoảng ngay đầu gối, thân cây chia thành nhiều nhánh. Lá mọc thành chùm, hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới cũng màu xanh nhạt mờ. Hoa bưởi mọc thành chùm, màu trắng, có năm cánh, nhị vàng, hương thơm dịu toả khắp vườn mỗi khi nở. Cuối xuân, hoa tàn, quả bắt đầu nhú ra. Lúc đấu quả bé sau lớn dần. Có cành quả mọc thành chùm như bông hoa. Khi quả to, chín tròn da căng mịn, vàng óng hương thơm dịu. Bên vỏ ngoài màu xanh có quả màu vàng, bên trong là lớp cùi trắng, có nhiều múi cong. Sau lớp vỏ mỏng có nhiều tép. Tôm bưởi giòn, vị ngọt đậm, ăn rất mát và bổ. Em nghe mẹ nói bưởi có chứa nhiều vitamin C và có thể chữa nhiều bệnh và cùi bưởi còn có thể làm chè, vỏ bưởi gội đầu rất mát.Em rất thích cây bưởi ở vườn trường và em thường ra đó ngắm nhìn trong giờ nghỉ. Em không bao giờ bẻ cành hay đu cây.
3. Miêu tả con vật
Bài làm
Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng.
Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.
Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.
Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.
Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.
Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.
Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.
Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.
Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.
Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...
Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.