Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
Giới thiệu tên, địa danh, thời gian mà lễ hội diễn ra.
2. Thân bài
- Điểm độc đáo của lễ hội là gì? (Ví dụ: lễ hội chợ Viềng (Nam Định), mỗi năm chỉ họp một phiên, ...)
- Giới thiệu cụ thể về lễ hội:
+ Nguồn gốc của lễ hội (gắn với những sự tích hay sự kiện gì đặc biệt.)
+ Miêu tả tóm tắt những nghi thức và các trò chơi có tính truyền thống trong lễ hội. Chú ý nêu những ý nghĩa của các nghi thức trong xã hội.
+ Nét đặc trưng của lễ hội này (để phân biệt với các lễ hội khác) là ở những điểm gì?
+ Lễ hội trong thời đại đã có những thay đổi gì ra sao?
+ Lễ hội trong con mắt du khách, ...
3. Kết bài
Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội văn hoá ấy, ...
Phiếu thu thập thông tin
- Tên lễ hội: Ném còn (Tung Còn)
- Lễ hội được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán – khoảng mùng 10 tháng Giêng
- Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội
- Ý nghĩa: Lễ hội như một lời cầu nguyện mong rằng sẽ có một năm mới tràn đầy niềm vui, những điều may mắn và an lành.
- Điều khiến tôi ấn tượng là lễ hội rất vui và thật nhiều ý nghĩa
- Mong rằng lễ hội sẽ bố trí thêm những chỗ nghỉ ngơi, uống nước cho người dân khi đi tham gia lễ hội.
Bài viết tham khảo – giới thiệu lễ hội đấu vật
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
cậu tham khảo :
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
hc tốt
|
|
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bắc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phu Mỳ Đức, tỉnh Hà Đông.
II. THÂN BÀI
1.Thời gian
Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch..
2.Đặc điểm, ý nghĩa
- Chùa Hương Tích thực ra là một quần thể gồm nhiều chùa, hang, động trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp.
- Đến Bến Đục, địa đầu của chùa Hương, khách cũng phải đi đò suối sau khi đi bộ một khoảng 500m.
- Khách trẩy hội rất đông, kẻ mới tới để vào lễ, người lễ rồi ra về, nườm nượp, nhộn nhịp khiến các con đò đều chật ních người.
- Trên mặt suối, đầy những con đò chở khách ra vào lưu chuyển san sát như thoi đưa.
- Tiếng niệm kinh, tiếng chào nhau “Nam mô a di đà Phật” giữa khách hành hương.
- Con suối uốn mình chạy giữa cánh đồng chiêm, con suối lại lọt giữa hai bên vách đá dựng đứng, xanh rì.
- Từ thuyền nhìn lên, khách hành hương thấy những ngọn núi cái đậm, cái nhạt, đủ mọi hình thù.
- Cảnh đi đò suối vừa nên thơ lại vừa đậm màu thoát tục khiến lòng người trở nên rộng mở vị tha, cơ hồ gột bỏ được hết bụi trần, tạm quên hết mọi muộn phiền, bệ lụy của cuộc đời, vút lại sau lưng những tư tưởng hẹp hòi tranh đua, phân biệt.
- Trên con đường đi vào đất Phật, mọi người sang hèn giàu nghèo đều thân thiết, giúp đỡ nhau. Lúc này người ta đang ngụp lặn trong tứ vô lượng tâm: “từ, bi, hỉ, xả”.
- Đi chùa Hương về lại có quà, có lộc: những khúc lão mai, những bó rau sắng, chai nước suối giải oan để làm thuốc, những túi quả mơ, rồi oản khảo, bánh
kẹo trái cây là lộc thỉnh từ chùa, lại có cả các bức tượng Phật, các cỗ tràng hạt có gắn hình Đức Phật Di Lặc, Đức Ọuan Thế Âm, những món quà quý nhất cho người già và trẻ em đeo.
- Những chiếc vòng cho bé gái cùng gương, lược.
- Có trò chơi là những cỗ chuyền, con quay, quả bóng, các cỗ giải ranh băng sỏi nhằn bóng... là niềm vui thích hân hoan cùa những người ở nhà và các em (kể cả các em ở nhà và các em đi trẩy hội).
III. KẾT BÀI
- Hội chùa Hương là một trong những hội mang ý nghĩa tâm linh rất cao.
- Cần phải giữ gìn và phát huy nó nhiều hơn nữa.
BÀI VIẾT THAM KHẢO BÀI VIÉT 1
Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch. Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bẳc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Chùa Hương Tích thực ra là một quần thể gồm nhiều chùa, hang, động trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp. Dù đi đường thủy hay đi đường bộ, cuối cùng đến Bến Đục, địa đầu cùa chùa Hương, khách cũng phải đi đò suối sau khi đi bộ một khoảng 500m. Khách trẩy hội rất đông, kẻ mới tới để vào lễ, người lễ rồi về, nườm nượp, nhộn nhịp khiến các con đò đều chật ních người. Trên mặt suối đầy những con đò chở khách ra vào lưu chuyến san sát như thoi đưa. Tiếng niệm kinh, tiếng chào nhau “Nam mô a di đà Phật” giữa khách hành hương mỗi khi thuyền ra vào gặp nhau hay một thuyền vượt thuyền khác, vang lên trên không, vào vách đá hàng cây, lan tỏa trên mặt nước, trong một bầu không khí mênh mông trong vắt, thơm tho. Con suối uốn mình chạy giữa cánh đồng chiêm, con suối lại giữa hai bên vách đá dựng đứng, xanh rì. Từ thuyền nhìn lên, khách hành hương thấy những ngọn núi cái đậm, cái nhạt, đủ mọi hình thù. Cảnh đi đò suối vừa nên thơ lại vừa đậm màu thoát tục khiến lòng người trở nên rộng mở vị tha, cơ hội gột bỏ được hết bụi trần, tạm quên hết mọi muộn phiền, hệ lụy của cuộc đời, vứt lại sâu lưng những tư tưởng hẹp hòi tranh đua, phân biệt. Trên con đường đi vào đất Phật mọi người sang hèn giàu nghèo đều thân thiết, giúp đỡ nhau. Lúc này người ta đang ngụp lặn trong tứ vô lượng tâm: “từ, bi, hỉ, xả”. Ai đã từng trẩy hội chùa Hương Tích, viếng Nam Thiên Đệ Nhất Động không thể nào quên được những phút giây này!...
Khách trẩy hội rất đông và gồm đủ nam, nữ, già, trẻ đôi khi có đem theo một vài em tráng nhi. Đường đi trẩy hội xa xôi, vất vả, khó khăn đối với các em nên các em chỉ còn cách đợi ở nhà chờ bà, mẹ hoặc ông, bố, anh, chị đi lễ đem lộc đem quà về.
Các em tráng nhi được đi theo, ngồi trên con đò suối, nghe tiếng niệm Phật rì rào, nhìn các cụ, các bà lần tràng hạt cũng ngượng nghịu bắt chước người “Nam mô a di đà Phật” chào hỏi khách hành hương khi gặp đò ra vào ngược chiều hoặc vượt đò, lại bị ảnh hưởng bởi cảnh trí bao la hùng tráng, cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng hướng thiện, cảm thấy mình lớn hẳn lên và tốt lành hơn, và cũng mơ hồ cảm thấy phần nào sự nhiệm mầu của “lẽ đạo’' trên con đường đi vào đất Phật.
Các cô lái đò duyên dáng, mau mắn trong sự giúp đỡ mọi người hành hương vận chuyển và sấp xếp đồ đạc, lễ vật... nay lại vừa chèo đò vừa nói chuyện với khách, chỉ dần cho khách biết đâu là núi Gà, núi Oản, núi Mâm Xôi với bao nhiêu là khỉ, núi Tượng (voi phục hình giống hệt con voi có đủ đầu đuôi), núi Trống, núi Chiêng; ở đâu là Động Tuyết Quỳnh, chùa Trinh, chùa Ngoài (chùa Thiên Trù), chùa Trong, chùa Thiết...
Cô cũng lại giải thích tại sao gọi là chùa Trình, tạo sao gọi là hang Phật Tích, tại sao có suối Giải Oan, núi Mẹ bồng con, tại sao có chùa Cửa Võng, chùa Tiên, đường lên trời thế nào, lối xuống địa ngục ra sao?
Cùng với người lớn các em thích thú được ngắm các cảnh đẹp, biết thêm bao nhiêu là sự tích cùng các địa danh lạ, mà lại có được cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng như được ngụp lặn trong không khí siêu thoát của cõi Phật.
Tới chùa Trình, khách vào lễ Phật để trình diện trước khi vào cảnh Phật. Trước Khi ra về Phật tử cũng ghé đây để từ giã đất Phật. Cũng có một số không ghé chùa Trình.
Rồi tới chùa Trong ở lưng chừng núi, mọi người cùng xuống đò tại bến rồi đi các bậc thang lên. Đây thường là một cảnh trí u nhã, tịch mịch nếu không phải là ngày hội. Chùa rộng rãi khang trang, có sân gạch rộng bao la, cây xanh lá biếc vây quanh trùng điệp. Thêm vào đó, đàn cá lững lờ dưới suối nghe kinh, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim gõ mõ trong ngàn cây, tiếng tụng kinh vang âm, tiếng chuông chùa đổ từng hồi lan trong cánh núi rừng bao la hùng vĩ khiến mọi người cơ hồ quên hết mùi trần tục, như đang lâng lâng nhẹ gót tới cõi niết bàn để quỳ dưới chân Phật với tâm nhẹ nhàng, thấu đáo hai chữ sắc không.
Cảnh các cô lái đò và khách hành hương cùng vui vẻ giúp nhau mang lễ vật và đồ đạc từ đò vào chùa cho thấy rõ ảnh hưởng của khung cảnh nhà Phật đã khiến mọi laười lòng vị tha rộng mở, quý người hơn quý mình, lay sự niềm nở giúp đỡ lẫn nhau làm trọng yếu. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm hồn các em tráng nhi đi theo.
Vào chùa dâng lề Phật cầu an, cầu phước không chỉ cho riêng mình và gia đình mà còn "quốc thái dân an, gia đình thịnh vượng, thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, mưa thuận gió hòa, mùa màng hưng thịnh, bội thu”. Các em đi theo cũng được người lớn dạy cho phải phát tâm từ bi mà cầu như thể sau khi cầu cho gia đình tai qua nạn khỏi, mạnh giỏi, an vui, phát đạt, các em học hành tấn tới. Mọi người tụng theo khóa kinh, nghe thuyết giảng Phật pháp rồi ghé thăm và dâng lề tại các chùa khác cùng ghé thăm các hang động. Thường muốn thăm hết các cảnh chùa, hang động, khách hành hương phải ngủ lại chùa. Ngoài một đêm trước khi vào chùa Trong và lúc ra về rẽ phải lên núi để thăm đường lên trời, lối xuống âm phủ.
Sau khi viếng thăm cảnh chùa Hương, tâm hồn người lớn cũng như các em tráng nhi đi theo đều như được đổi mới và trong sáng hơn, tốt lành hơn, thấm nhuần được “lẽ đạo’" hơn hiểu rõ hai chữ vô thường, bớt ích kỉ, thêm vị tha...
Riêng các em thiếu nhi thì cảm thấy lớn hơn, “đã đi một ngày đàng học một sàng khôn” học được thêm bao cảnh đẹp quê hương, biết được cảnh đẹp tưng bừng một lần trẩy hội chùa chiền khiến các em thích thú cảm nhận phần nào được Phật pháp nhiệm mầu để chuẩn bị cho sự nảy nở những tính hạnh tốt lành của một con người vị tha, có trách nhiệm, có tình yêu thương đối với gia đình, xã hội và nhân quần...
Đi chùa Hương về lại có quà, có lộc: những khúc lão mai, những bó rau sắng, chai nước suối giải oan để làm thuốc, những túi quả mơ, rồi oán khảo, bánh kẹo trái cây là lộc thỉnh từ chùa, lại có cả các bức tượng Phật, các cỗ tràng hạt có gắn hình Đức Phật Di Lặc, Đức Quan Thế Âm, những món quà quý nhất cho người già và trẻ em đeo, lại có những chiếc vòng cho bé gái cùng gương, lược; lại có trò chơi là những cỗ chuyền, con quay, quả bóng, các cỗ rải ranh bằng sỏi nhẵn bóng... là niềm vui thích hân hoan của những người ở nhà và các em (kể cả các em ở nhà và các em đi trây hội).
Có đồ chơi các em tha hồ vui chơi và khoe cùng chúng bạn, còn các em đi trẩy hội thì lại có những câu chuyện để mà hãnh diện kể lại cùng mọi người.
(Theo Toan Ảnh, Nếp cũ, 2010)
BÀI VIẾT 2
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Ọuan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến mười tám tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lề khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.
Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí hội hao trùm cả xã Hương Sơn.
Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội Hương du khách để có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.
Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,hoa qủa, thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chay đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đăng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đến Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng. tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trấy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đẳm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm ke theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng rinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ấu ai cũng có phần riêng của mình.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn...
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Huơng là thú vui ngồi thuyền vâng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.
Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú được đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.
Trong không khí linh thiêng của ngày hội, ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.
Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động... Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.
Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.
Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tòa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.
Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch. Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bẳc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Chùa Hương Tích thực ra là một quần thể gồm nhiều chùa, hang, động trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp. Dù đi đường thủy hay đi đường bộ, cuối cùng đến Bến Đục, địa đầu cùa chùa Hương, khách cũng phải đi đò suối sau khi đi bộ một khoảng 500m. Khách trẩy hội rất đông, kẻ mới tới để vào lễ, người lễ rồi về, nườm nượp, nhộn nhịp khiến các con đò đều chật ních người. Trên mặt suối đầy những con đò chở khách ra vào lưu chuyến san sát như thoi đưa. Tiếng niệm kinh, tiếng chào nhau “Nam mô a di đà Phật” giữa khách hành hương mỗi khi thuyền ra vào gặp nhau hay một thuyền vượt thuyền khác, vang lên trên không, vào vách đá hàng cây, lan tỏa trên mặt nước, trong một bầu không khí mênh mông trong vắt, thơm tho. Con suối uốn mình chạy giữa cánh đồng chiêm, con suối lại giữa hai bên vách đá dựng đứng, xanh rì. Từ thuyền nhìn lên, khách hành hương thấy những ngọn núi cái đậm, cái nhạt, đủ mọi hình thù. Cảnh đi đò suối vừa nên thơ lại vừa đậm màu thoát tục khiến lòng người trở nên rộng mở vị tha, cơ hội gột bỏ được hết bụi trần, tạm quên hết mọi muộn phiền, hệ lụy của cuộc đời, vứt lại sâu lưng những tư tưởng hẹp hòi tranh đua, phân biệt. Trên con đường đi vào đất Phật mọi người sang hèn giàu nghèo đều thân thiết, giúp đỡ nhau. Lúc này người ta đang ngụp lặn trong tứ vô lượng tâm: “từ, bi, hỉ, xả”. Ai đã từng trẩy hội chùa Hương Tích, viếng Nam Thiên Đệ Nhất Động không thể nào quên được những phút giây này!...
Khách trẩy hội rất đông và gồm đủ nam, nữ, già, trẻ đôi khi có đem theo một vài em tráng nhi. Đường đi trẩy hội xa xôi, vất vả, khó khăn đối với các em nên các em chỉ còn cách đợi ở nhà chờ bà, mẹ hoặc ông, bố, anh, chị đi lễ đem lộc đem quà về.
Các em tráng nhi được đi theo, ngồi trên con đò suối, nghe tiếng niệm Phật rì rào, nhìn các cụ, các bà lần tràng hạt cũng ngượng nghịu bắt chước người “Nam mô a di đà Phật” chào hỏi khách hành hương khi gặp đò ra vào ngược chiều hoặc vượt đò, lại bị ảnh hưởng bởi cảnh trí bao la hùng tráng, cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng hướng thiện, cảm thấy mình lớn hẳn lên và tốt lành hơn, và cũng mơ hồ cảm thấy phần nào sự nhiệm mầu của “lẽ đạo’' trên con đường đi vào đất Phật.
Các cô lái đò duyên dáng, mau mắn trong sự giúp đỡ mọi người hành hương vận chuyển và sấp xếp đồ đạc, lễ vật... nay lại vừa chèo đò vừa nói chuyện với khách, chỉ dần cho khách biết đâu là núi Gà, núi Oản, núi Mâm Xôi với bao nhiêu là khỉ, núi Tượng (voi phục hình giống hệt con voi có đủ đầu đuôi), núi Trống, núi Chiêng; ở đâu là Động Tuyết Quỳnh, chùa Trinh, chùa Ngoài (chùa Thiên Trù), chùa Trong, chùa Thiết...
Cô cũng lại giải thích tại sao gọi là chùa Trình, tạo sao gọi là hang Phật Tích, tại sao có suối Giải Oan, núi Mẹ bồng con, tại sao có chùa Cửa Võng, chùa Tiên, đường lên trời thế nào, lối xuống địa ngục ra sao?
Cùng với người lớn các em thích thú được ngắm các cảnh đẹp, biết thêm bao nhiêu là sự tích cùng các địa danh lạ, mà lại có được cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng như được ngụp lặn trong không khí siêu thoát của cõi Phật.
Tới chùa Trình, khách vào lễ Phật để trình diện trước khi vào cảnh Phật. Trước Khi ra về Phật tử cũng ghé đây để từ giã đất Phật. Cũng có một số không ghé chùa Trình.
Rồi tới chùa Trong ở lưng chừng núi, mọi người cùng xuống đò tại bến rồi đi các bậc thang lên. Đây thường là một cảnh trí u nhã, tịch mịch nếu không phải là ngày hội. Chùa rộng rãi khang trang, có sân gạch rộng bao la, cây xanh lá biếc vây quanh trùng điệp. Thêm vào đó, đàn cá lững lờ dưới suối nghe kinh, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim gõ mõ trong ngàn cây, tiếng tụng kinh vang âm, tiếng chuông chùa đổ từng hồi lan trong cánh núi rừng bao la hùng vĩ khiến mọi người cơ hồ quên hết mùi trần tục, như đang lâng lâng nhẹ gót tới cõi niết bàn để quỳ dưới chân Phật với tâm nhẹ nhàng, thấu đáo hai chữ sắc không.
Cảnh các cô lái đò và khách hành hương cùng vui vẻ giúp nhau mang lễ vật và đồ đạc từ đò vào chùa cho thấy rõ ảnh hưởng của khung cảnh nhà Phật đã khiến mọi laười lòng vị tha rộng mở, quý người hơn quý mình, lay sự niềm nở giúp đỡ lẫn nhau làm trọng yếu. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm hồn các em tráng nhi đi theo.
Vào chùa dâng lề Phật cầu an, cầu phước không chỉ cho riêng mình và gia đình mà còn "quốc thái dân an, gia đình thịnh vượng, thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, mưa thuận gió hòa, mùa màng hưng thịnh, bội thu”. Các em đi theo cũng được người lớn dạy cho phải phát tâm từ bi mà cầu như thể sau khi cầu cho gia đình tai qua nạn khỏi, mạnh giỏi, an vui, phát đạt, các em học hành tấn tới. Mọi người tụng theo khóa kinh, nghe thuyết giảng Phật pháp rồi ghé thăm và dâng lề tại các chùa khác cùng ghé thăm các hang động. Thường muốn thăm hết các cảnh chùa, hang động, khách hành hương phải ngủ lại chùa. Ngoài một đêm trước khi vào chùa Trong và lúc ra về rẽ phải lên núi để thăm đường lên trời, lối xuống âm phủ.
Sau khi viếng thăm cảnh chùa Hương, tâm hồn người lớn cũng như các em tráng nhi đi theo đều như được đổi mới và trong sáng hơn, tốt lành hơn, thấm nhuần được “lẽ đạo’" hơn hiểu rõ hai chữ vô thường, bớt ích kỉ, thêm vị tha...
Riêng các em thiếu nhi thì cảm thấy lớn hơn, “đã đi một ngày đàng học một sàng khôn” học được thêm bao cảnh đẹp quê hương, biết được cảnh đẹp tưng bừng một lần trẩy hội chùa chiền khiến các em thích thú cảm nhận phần nào được Phật pháp nhiệm mầu để chuẩn bị cho sự nảy nở những tính hạnh tốt lành của một con người vị tha, có trách nhiệm, có tình yêu thương đối với gia đình, xã hội và nhân quần...
Đi chùa Hương về lại có quà, có lộc: những khúc lão mai, những bó rau sắng, chai nước suối giải oan để làm thuốc, những túi quả mơ, rồi oán khảo, bánh kẹo trái cây là lộc thỉnh từ chùa, lại có cả các bức tượng Phật, các cỗ tràng hạt có gắn hình Đức Phật Di Lặc, Đức Quan Thế Âm, những món quà quý nhất cho người già và trẻ em đeo, lại có những chiếc vòng cho bé gái cùng gương, lược; lại có trò chơi là những cỗ chuyền, con quay, quả bóng, các cỗ rải ranh bằng sỏi nhẵn bóng... là niềm vui thích hân hoan của những người ở nhà và các em (kể cả các em ở nhà và các em đi trây hội).
Có đồ chơi các em tha hồ vui chơi và khoe cùng chúng bạn, còn các em đi trẩy hội thì lại có những câu chuyện để mà hãnh diện kể lại cùng mọi người.
A. Em đồng tình. Vì góp phần giữ gìn, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của nhân dân.
B. Em đồng tình. Vì góp phần lan tỏa rộng rãi ý nghĩa và giá trị của truyền thống tốt đẹp của quê hương.
C. Em không đồng tình. Vì truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác đều cần được giữ gìn và lan tỏa những giá trị đến mọi người.
D. Em đồng tình. Vì đây là hành vi mà học sinh có thể thực hiện để góp sức mình vào giữ gìn, phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương.
E. Em đồng tình. Giúp bảo vệ môi trường sống, góp phần vào bảo vệ quê hương, đất nước.
Em đồng tình với đáp án A,B,D và E vì :
- Thứ nhất : em phải biết về mọi phong tục tập quán , sau đó hãy giữ gìn phong tục tập quan nơi em.
- Thứ 2 : Việc giới thiệu với nhiều người về lễ hội truyền thống ở nơi em là việc nên làm, cần phát huy.
- Thứ 3 : Hoạt động nhân, từ thiện là những hoạt động đánh để làm . Vậy nên cần tích cực tham giải hoạt động trên.
- Thứ 4 : có ý thức,giữ gìn và bảo vệ khi bảo vệ môi trường , bảo vệ được nhà và trường học thì cũng phải bảo vệ được tất cả nơi ở ngoài xã hội.
Còn lại đáp án C em không đồng tình vì : Việc không quan tâm đến những truyền thống ở vùng miền , địa phương khác là việc sai trái , cần thay đổi hành vi đó.
Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh gợi tả trong tám câu thơ:
- Phần lễ tảo mộ và du xuân
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân:
+ Nô nức yến anh
+ Dập dìu tài tử giai nhân
+ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
- Các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân. Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức. Là động từ: sắm sửa, dập dìu
→ Hình ảnh gợi lên không khí náo nhiệt, tươi vui và không gian nhiều màu sắc, giàu sức sống của mùa xuân
Dàn ý:
1. Mở bài : Giới thiệu tên lễ hội và nét đẹp của phong tục truyền thống (hay khí thế sôi nổi của thời đại) được ghi lại lễ hội ấy.
2. Thân bài :
- Giới thiệu thời gian, địa điểm của lễ hội : Diễn ra vào cuối năm, trên mọi miền đất nước.
- Đặc điểm độc đáo : Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất của nước ta, có lịch sử truyền thống lâu đời.
- Nguồn gốc của lễ hội : gắn với rất nhiều sự tích và sự kiện : Sự tích Lang Liêu (về nguồn gốc bánh chưng bánh dày), sự tích cây nêu, sự tích cây đào, cây mai…
- Những nghi thức truyền thống diễn ra : ngày 23 tháng Chạp (tết ông Công ông Táo), sắm sửa tết những ngày 1, 2, 3 tháng Giêng ; lễ chùa vào thời khắc Giao thừa, tục xông đất, hái lộc ; bánh chưng, hoa đào (người miền Bắc), bánh tét, hoa mai (với miền Nam)…
- Ý nghĩa của lễ hội : giao thoa giữa năm cũ và năm mới, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
3. Kết bài : Suy nghĩ của em về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội.