Nghe và kể lại chuyện Kéo cây lúa lên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ai khi xa quê hương cũng mang theo một kỷ niệm. Người thì nhớ lũy tre làng, người thì nhớ những đồng lúa vàng ươm sắp thu hoạch, người thì nhớ mái nhà ngói lợp nằm san sát nhau. Đối với tôi hình ảnh mà tôi mang theo là dòng sông Lại Giang yêu dấu.
Con sông này được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Dòng sông này vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.
Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.
Không chỉ vậy Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.
Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.Mãi mãi và mãi mãi vẫn là như thế.
Tôi đứng trước giếng nước đầu làng quê này, tôi là cây bàng non mới mọc được có mấy tháng thôi. Sự sống đối với tôi mà nói bây giờ đang bắt đầu sinh sôi phát triển. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có mặt trên cuộc sống này. Thế nhưng một ngày kia tôi lại phải chịu những đau khổ của những trò chơi của lũ trẻ trong làng. Nó làm tổn thương cả thể trạng cũng như tinh thần tôi.
Khi ấy tôi là mới cao chừng có khoảng hai mét thôi, tán tôi chưa rộng, lá hãy còn ít, thân cây chưa to. Nói chung sự sống đối với tôi chỉ mới được bắt đầu. Thế nhưng tôi cũng có công góp những bóng mát cho thiên nhiên cảnh vật nơi giếng nước mái đình này. Màu xanh của tôi, bóng mát của tôi chưa đủ to nhưng thật sự thì tôi cũng có những lợi ích riêng của mình đấy chứ. Tôi đứng đây chứng kiến tất cả những hoạt động của những con người làng quê từ cuộc sống sinh hoạt cho đến những cuộc sống tinh thần. Những người dân làng vẫn thường ra đây gánh nước những chàng trai cô gái vẫn thường hẹn hò nhau ở nơi đây. Cuộc sống của tôi hạnh phúc cho đến một ngày.
Trong buổi sáng sớm tràn đầy nhựa sống và những hạt sương kia như tắm xông hơi cho tôi. Cây lá như đang say sưa tận hưởng những dưỡng chất từ những hạt sương cho đến những ánh nắng đầu tiên vậy. Ngắm bản thân mình tôi thấy trông mới đẹp làm sao cái màu xanh non mỡ màng đến thế nhưng khi ấy bỗng nhiên những câu nhỏ trong làng ở đâu kéo đến. Những chú bò được thả hết trên những triền đê còn chủ nhân của nó thì lại đến chỗ tôi không biết để làm gì. Bình thường thì những con người kia cũng hay đến đây chơi nhưng hôm nay bỗng nhiên chúng xuất hiện với một bộ mặt hào hứng lắm. Thế là chúng với tay bẻ cành bẻ lá của tôi. Than ôi tôi không hiểu sao chúng lại làm như thế nhưng nghe thấy một đứa nói rằng “Chúng mày hái thật nhiều vào thì mới để được nhiều sỏi” Hóa ra các cậu ta lấy lá của tôi để làm cho trò chơi. Tôi vừa nghĩ vừa đau đớn. Cảm giác như bạn mất đi, gãy đi những cánh tay của mình vậy. Tôi cố giằng co với lũ trẻ ấy. Sự sống của tôi mới bắt đầu kia mà. Tôi giật lại hết đằng này đến đằng kia những chiếc lá của tôi cũng căng ra không muốn đứt khỏi cành. Thế nhưng một mình tôi làm sao có thể chống lại tần ấy con người.
Tôi còn bé, tôi vẫn còn yếu ớt là vậy mà những đứa trẻ nghịch ngợm kia lại nỡ lòng hái lá bẻ cành của tôi. Tôi đau đớn ở những chỗ bị thương túa ra những giọt nhựa giống như là máu vậy. Ngày hôm ấy nắng đổ chang chang và tôi đau đớn như chết héo. Cả thân hình tôi không còn vẻ đẹp gì nữa thay vào đó là sự tàn tạ đến thê lương. Tôi buồn, buồn vì những người mà tôi yêu mến lại làm cho tôi đau đến như vậy.
Chiều buông xuống và đã có người để ý đến sự tàn tạ của tôi. Đó là bác trưởng thôn trong làng. Bác biết thủ phạm là ai và đã bắt chúng phải tưới nước cho tôi sống trở lại. Những đứa trẻ kia dường như cũng hiểu được việc làm sai của mình cho nên đã thay nhau chăm sóc tôi như một sự hối lỗi. Thế rồi lòng tôi cũng cảm thấy chút gì đó tha thứ và yêu lũ trẻ như ngày nào.
꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂
Đây là văn kể lại cuộc trò chuyện của bàng non và phượng vĩ chứ ko phải trong vai bàng non đâu nha mn
Kham khảo nek
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.
Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.
Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.
Bài viết của học sinh
" Chim Sẻ à, bạn thật là sung sướng đó bạn có biết không ? "
Tôi đã nghe từ đâu vọng lại tiếng rên của Cây bàng thủ thỉ với con Sẻ đang đậu trên cành nó.
Không thể giấu được tính tò mò, tôi đã quyết định nghe lén xem.
Thì ra Cây Bàng ấy đang nói về chuyện nó bị những bạn học sinh bẻ cành lá.
Nó nói với Con Chim Sẻ là : " Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh mơn mỡn chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân yêu ! "
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
Nhưng để đáp lại lời chào ấy, một bạn đã nói rằng :
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem sao.
Hình như Cây Bàng giật mình và đang run sợ và bông chốc nó reo lên :
" Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi. "
Nó vừa kể với con Sẻ vừa khóc. Con Sẻ an ủi nó rất nhiều.
Thật tội nghiệp cho nó. Tôi nghe nó kể mà lòng tôi sao mà đau, mà day dứt quá. Tôi mong sẽ không ai làm hại nó nữa, nó là cây bàng vô tội, cớ sao các học sinh ấy lại hành hạ như vây. Hãy bảo vệ nó, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ chính cuộc sống của mình đó. ^^
Đến với những vùng thôn quê Việt Nam, không thể không kể đến hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, trải rộng mênh mông, những cây lúa rung rung trước gió dưới chiều tà cho con người cảm giác bình yên, tự tại. Có thể nói, cây lúa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người nông dân và cho xã hội.
Giống lúa tại Việt Nam ngày nay xuất phát từ một loại lúa dại có từ hàng vạn năm trước có thân và hạt nhỏ trải qua nhiều quá trình tiến hóa, lai tạo giống mà từ một loại lúa dại đơn giản hiện đã có hàng chục giống lúa khác. Theo lời truyền miệng của dân gian, nguồn gốc của lúa được phát hiện bởi một đôi vợ chồng do nạn đói kéo dài nên họ đã lánh vào rừng sinh sống, ngày ngày săn bắt chim thú và tình cờ phát hiện ra một loại hạt có thể gieo trồng và giúp người dân thoát khỏi nạn đói kéo dài. Loại hạt đó chính là hạt lúa.
Tuy lúa tại Việt Nam có rất nhiều giống khác nhau nhưng có thể phân loại theo hai nhóm chính: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp có nhiều giống, tiêu biểu như lúa nếp cái hoa vàng với chiều cao trung bình khoảng hơn mét, chịu được khí hậu khắc nghiệp, năng suất ra hạt tầm trung, người dân thường dùng lúa nếp để nấu rượu nếp, xay bột nếp, nấu sôi, là nguyên liệu làm bánh chưng,….. Với nhóm lúa tẻ, nổi tiếng với lúa Nàng Hương, có chiều cao lên tới khoảng 3, 4 m, hạt nhỏ, dẻo, người dân dùng gạo tẻ để nấu cơm ăn theo bữa, nấu cháo, làm bún, phở,….
Dù là lúa nếp hay lúa tẻ đều có chung đặc điểm về cấu tạo trong và ngoài của cây. Lúa là cây thân cỏ, có chiều cao từ 1m – 3 m, là loại cây rễ chùm đạt chiều cao tối đa khoảng 2 – 3 km. Lá lúa dài, dẹp không có màu cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của cây lúa. Hoa lúa có màu trắng, xuất hiện từ thời kỳ sinh trưởng sinh thực, có khả năng tự thụ phẩn cho cây phát triển thành các hạt thóc nhỏ. Hạt thóc lúc ban đầu xuất hiện có màu xanh, khi chín đổi thành vàng nhạt, nhỏ chỉ dài khoảng 10 – 20 mm.
Mặt khác, từ lúc gieo mạ đến khi phát triển thành lúa chín lại cần một quá trình dài, nhiều giai đoạn. Đầu tiên, người nông dân gieo mạ vào mùa xuân tháng chạp, gần tết, mạ được gieo tại một khu đất riêng biệt với ruộng để ủ tầm 3 – 4 tuần thì người nông dân mới nhổ mạ và đi cấy tại ruộng. Từ mạ sau khi ủ phát triển thành cây con cao khoảng 10 cm, gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Tiếp đến là thời kỳ sinh trưởng sinh thực khi từ cây con, lúa dần phát triển chiều cao đến độ dài nhất định, lúa bắt đầu ra những bông hoa trắng, sau đó những bông hoa trắng dần thu vào kết thành các hạt thóc nhỏ màu xanh, vỏ hạt cứng, khó tách khỏi cây. Cuối cùng là thời kỳ lúa chín, các hạt thóc chuyển dần về màu vỏ vàng tươi hay còn gọi là cám, dễ dàng tuốt hạt bằng tay, phần ngọn lúa dần chuyển màu vàng nhạt. Người nông dân thu hoạch lúa, tuốt các hạt thóc, phần lá còn lại sau khi tuốt tạo thành các đống rơm rạ.
Cây lúa mang lại cho người nông dân và cho xã hội nhiều giá trị đặc sắc, to lớn. Về mặt giá trị sử dụng, lúa được đưa vào sản xuất, xuất khẩu ra thế giới, là một nguồn lợi nhuận của người nông dân, lúa còn là lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân. Hạt gạo được đưa vào chế biến phở, bún, bột mỳ,….Về giá trị tinh thần, lúa giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giời về xuất khẩu gạo, gắn bó với người dân hàng vạn năm qua.
Như vậy, lúa dù trải qua bao thập kỷ hay bao thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ một vị trí và vai trò quan trọng không hề thay đổi. Hiện nay, diện tích trồng lúa dần bị thu hẹp, công nghiệp hóa đã để lại hậu quả lụt lội quanh năm, tuy thời thế thay đổi nhưng giá trị mà lúa mang lại vẫn vẹn nguyên.
tham khảo ạ!!
1. em đã hiểu sai đề và trả lời sai hoàn toàn
2. câu trả lời lấy trên mạng nhưng Tham khảo ko ghi trên đầu + in đậm
bài làm nek
Các bạn thân mến! Các bạn có biết vì sao các bạn có thể sống khoẻ mạnh mỗi ngày không? Các bạn có thể tượng tượng bạn sẽ sống ra sao nếu tất cả cây cối nhà chúng tôi đều biến mất! Các bạn sẽ không được hít thở không khí trong lành! Các bạn sẽ không có bóng râm che mát…Và còn biết bao tai hoạ sẽ xảy ra đấy. Trong mái trường này, họ nhà bàng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những điều tốt đẹp. Nhân dịp năm mới, nhà trường đem tôi về trồng thay cho cây bàng năm trước bị bão đánh đổ. Được về sống ở môi trường này tôi sung sướng lắm. Vì hằng ngày tôi sẽ được các bạn chăm sóc yêu thương, được nghe, được thấy các bạn ca hát, nô đùa. Hàng ngày các bạn cho tôi uống nước, nhặt sâu cho tôi, những hôm trời nắng to, thương tôi còn nhỏ yếu, các cô, các bạn còn che cho tôi khỏi bị nắng làm héo lá. Chỉ một thời gian sau, thân của tôi đã to hơn trước và cao hơn trước, những chiếc lá non mới lại bắt đầu nhú lên, trông thật mỡ màng và tràn đầy sức sống. Tôi thầm nhủ chẳng mấy chốc tôi sẽ lớn bằng các anh các chị nhà bàng được trồng cách đây mấy năm. Tôi mơ ước mình sẽ lớn thật nhanh, ra nhiều cành lá để các bạn gái còn chơi nhảy dây, các bạn nam sẽ đá cầu dưới tán lá xanh rì, mát rượi của tôi. Và tôi muốn mình sẽ vươn thật cao, tán toả ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng mát.
Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh mỡ chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân yêu!
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem sao.
Nghe vậy, tôi giật mình. Một cậu đứng lên chạy vòng quanh thân tôi, lấy chiếc que vạch vạch như tìm một cái gì đó. Bỗng cậu reo lên:
- Ôi các cậu ơi, cây này lắm rễ lắm, chúng mình thử cắt bỏ đi vài cái rễ xem nó có sống được không?
Nghe xong tôi thấy bủn rủn hết cả người. Nhưng chưa kịp định thần một cậu đã lấy tay vặt luôn hai chiếc rễ nhỏ phía ngoài của tôi. Tôi thét lên đau đớn, nhựa túa ra, cả thân cây như muốn đổ gục xuống. Nhưng cũng may tôi đã cố gắng đứng vững được, tôi cắn răng chịu đựng, và tôi thốt lên rằng:
- Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi.
Tôi hoảng hốt hét to:
- Trời ơi đau quá! Các bạn thật độc ác. Các bạn giết tôi rồi.
Tôi ngất đi, cả thân của tôi rũ xuống, phải mất một ngày sau tôi mới tỉnh và lúc đó tôi mới tin rằng mình vẫn còn sống. Nhìn vết thương vẫn còn đang rỉ những giọt nhựa, tôi đau
đớn nhận ra mình sẽ không thể vươn lên cao được nữa. Tôi phải mang một vết
thương suốt đời. Tôi gắng gượng đứng thẳng và hít khí trời.
Sáng hôm sau, các bạn nữ chạy đến chăm sóc tôi. Các bạn tỏ ra rất bực tức khi
thấy tôi đã bị hành hạ như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc động viên của các bạn, tôi thấy đỡ đau đớn hơn nhiều. Và
cũng thật may mắn, sau một thời gian tôi đã hoàn toàn hồi phục.
Và từ đấy, tuy tôi chẳng cao nên được là bao nhưng những tán lá lại mọc ra rất
nhiều và thật khoẻ mạnh. Ngày ngày các bạn vẫn quây quần bên tôi, và có lẽ ân
hận vì hành động trước đây của mình, các bạn trước đã từng bẻ cành non của tôi
giờ tỏ ra rất yêu quý tôi, thỉnh thoảng mang nước tưới cho tôi và trong lúc ra chơi
các bạn còn ra ngồi dựa vào thân tôi để học bài, hóng mát.
Tôi cũng không còn oán giận các bạn đó nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng
chúng tôi cũng là một cơ thể sống, chúng tôi cũng biết đau, biết giận hờn.
Nhưng tôi vẫn còn buồn vì thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp có bạn chẳng có ý thức
bảo vệ chúng tôi. Các bạn ngang nhiên bẻ cành vặt lá làm tổn thương đến họ hàng
nhà cây chúng tôi.
Các bạn ơi! Hãy bảo vệ chúng tôi, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ
chính cuộc sống của mình.
Gieo trồng là công việc nhà nông, họ phải chăm bón cây lúa để lúa tốt, lúa đem lại mùa vàng bội thu, no ấm. Thế nhưng, cấy trồng và chăm sóc lúa không có kĩ thuật thì sẽ dẫn đến kết quả xấu. Chúng ta hãy suy ngẫm câu chuyện Kéo cây lúa lên. Chuyện thế này:
Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng nhà mình lúa xấu hơn ruộng bên, anh ta bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người, về nhà, anh ta khoe với vợ:
— Lúa nhà ta xấu quá. Hôm nay, tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.
Chị vợ ra đồng xem sao thì thấy lúa nhà mình đã héo rũ. Thật là một câu chuyện khôi hài về việc làm của chàng ngốc nọ.