K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2019

- Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : “Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ”. Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây “là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.

- Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ “cái bên kia sông” mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái “bên kia sông” của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng “mơ ước tâm tưởng” ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là “một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên”. Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ “cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo” cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.

- Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :

   + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.

   + Đó là sự thức tỉnh “giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn” nhưng đó là một “sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người” (Lê Văn Tùng)

8 tháng 4 2021
  • Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.
  • Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.
  • Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :
  • Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.
  • Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)
8 tháng 4 2021

Phân tích niềm khao khát của nhân vật Nhĩ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

– Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậmsắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.

– Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.

– Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :

+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xavời đang lôi cuốn con người tìm đến.

+ Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)

Nguồn: https://123doc.net/document/3405647-phan-h-hiem-khao-khat-cua-nhan-vat-nhi-trong-gio-phut-cuoi-cung-cua-cuoc-doi.htm
 

28 tháng 7 2019

Qua khung cửa sổ, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp trước đây dù có đi khắp nơi trên thế giới, anh cũng không thấy được

- Không gian có chiều sâu và bề rộng: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông

- Cảnh đẹp bình dị gần gũi ngay xung quanh Nhĩ nhưng phải tới cuối đời, khi nằm trên giường bệnh anh mới nhận ra

- Nhĩ khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị bỏ quên

→ Sự thức tỉnh xen lẫn với ân hận, xót xa của Nhĩ

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì? 2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? 3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu...
Đọc tiếp

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì?

2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo?Phân tích sự miêu tả tâm lý nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

4.Ở đoạn kết truyện tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.

5. Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ bên này bị sụt lở, hình ảnh anh con trai sa vào đám phá cờ thế….)

6.Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cẩm nhận của em về đoạn văn.

4
18 tháng 12 2017

Đây là VẬt Lí mà,sao lại có văn ở đây?

7 tháng 1 2019

ngốc, đây là Văn mà

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Ba mẹ đã mất tích đâu đó trong một trận bom. Khi nhân vật đã 51 tuổi và vẫn muốn khao khát muốn gặp lại mẹ trong hình hài một đứa trẻ.

25 tháng 3 2019

Thể hiện khao khát về tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng lúc anh chàng quyết định lấy vợ

    + Ban đầu, Tràng còn phân vân, do dự, về sau cũng chậc lưỡi cho qua (đúng với ý đồ tác giả)

    +Lúc dẫn vợ về xóm ngụ cư, Tràng trở nên khác, phởn phơ lạ thường, môi cười tỉm tỉm, mắt sáng, mặt vênh tự đắc, cũng có lúc lúng ta lúng túng đi bên vợ

- Buổi sáng đầu tiên khi có vợ Tràng thấy êm ả, lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra, xung quanh có sự thay đổi khác lạ.

    + Niềm hạnh phúc khiến Tràng ý thức hơn về bổn phận, trách nhiệm bản thân (hắn thấy có bổn phận lo cho vợ con)

9 tháng 3 2021

Tham khảo:

Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm "Khi con tu hú" là một trong những sáng tác được đánh giá cao. Tác phẩm được ông sáng tác khi đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ. Tác phẩm diễn tả nỗi khổ của người cách mạng, càng khao khát được phục vụ cách mạng được chiến đấu người chiến sĩ càng cảm thấy bức bối uất ức khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt chứng kiến thời gian cứ đằng đẵng trôi qua khi ở bên ngoài tinh thần kháng chiến đang sôi sục.

Nhan đề "Khi con tu hú" của bài thơ không chỉ nói đến thời gian mà còn ẩn ý là một thời điểm bừng lên của thiên nhiên tạo vật bên cạnh đó chỉ khát khao hoạt động cách mạng của con người. Tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ đến nhà thơ bởi lẽ nó báo hiệu một mùa hè đến và là biểu tượng cho sự bay nhảy được tự do, do đó có ảnh hưởng lớn đến nhà thơ khi đang bị giam cầm.

Tiếng chim tu hú vọng qua thanh sắt len lỏi vào trong tâm hồn tâm trạng buồn bã của nhà thơ:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chim đương chín trái cây ngọt dần

Con chim tu hú đánh thức tâm hồn nhà thơ khi "lúa chiêm đang chín"còn trái cây thì "ngọt dần". Ta thấy tác giả nói "đương chín"chứ không phải là đang chín trái cây ngọt dần chứ không phải là đãngọt. Dường như mùa hè đang đến dần, nhà thơ muốn nó đừng trôi qua nhanh mà hãy chậm rãi nhà thơ muốn níu giữ từng chút một thời gian. Nhưng đâu chỉ có thế tiếng chim gọi lên một bầu trời tràn ngập màu sắc và âm thanh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng vàng

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của đời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình ảnh con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trong bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đày, màu của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống, khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động cụ thể gợi cảm các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt phép liệt kê được vận dụng để tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú và khát khao của tuổi trẻ. Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cảnh lao tù ấy đã thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất phong phú rung động mãnh liệt đối với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó tha thiết với quê hương ruộng đồng.

Giọng thơ từ nhung nhớ tha thiết chuyển sang uất ức trong những câu thơ tiếp theo:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi

Ngột làm sao chết mất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu

Mùa hè đã đến trong thiên nhiên cảnh vật và đất trời quê hương Việt Nam. Mùa hè đến dậy trong lòng bao thôi thúc giục giã. Mùa hè đất trời lại tiếp tục len lỏi vào tâm hồn nhà thơ thúc giục tinh thần thoát khỏi nhà lao ra hòa nhập với thiên nhiên đất trời bay nhảy cùng chim muông cảnh vật. Bao âm thanh giục giã khiến nhà thơ muốn "đập tan phòng" đập tan song sắt, xà lim chật chội để ra ngoài giải phóng mình. Lòng uất hận đang dâng trào khiến nhà thơ chỉ muốn thoát khỏi sự chật chội ấy để ra ngoài thiên nhiên rộng lớn. Tiếng chim tu hú tạo một nghịch trạng trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản. Mùa hè tràn đầy sức sống đang đến vậy mà nhà thơ lại bị giam cầm tù đầy. Ngoại cảnh tác động vào con người khiến con người bức bối ngột ngạt muốn vùng vẫy tung phá. Nhưng thực tế không thể làm được nên phải thốt lên thành lời than, đó chính là biểu hiện của niềm khao khát tự do khao khát hoạt động cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Tiếng chim tu hú kia dường như là tiếng đời tiếng cách mạng đang gọi nhà thơ giục giã lên đường kháng chiến phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Tiếng chim tu hú gọi bầy tha thiết gợi ra một không gian thế giới bao la vô cùng sinh động. Nhưng thế giới ấy càng rộng lớn bao la rực rỡ bao nhiêu càng khiến cho người tù cảm thấy chật chội khó chịu bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của thiên nhiên mời gọi nhà thơ nhưng tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú mỗi lần cất lên lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như lúc đầu tiếng chim tu hú mở ra một khung trời thiên nhiên rộng lớn bao la với đủ màu sắc âm thanh hình ảnh của cuộc sống thường nhật khi mùa hè đến trên khắp quê hương Việt Nam nhưng tiếng chim tu hú sau đó lại khiến cho tâm trạng nhà thơ cảm thấy ngột ngạt khó chịu chỉ muốn thoát ra khỏi thế giới ngục tù ấy một cách nhanh chóng. Nhưng hiện thực lại không thể thoát khỏi chốn lao tù đã khiến tâm trạng nhà thơ càng trở nên bực dọc khó chịu.

Bài thơ được tác giả dùng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi cảm ở nghệ thuật sử dụng thơ lục bát uyển chuyển tự nhiên và cả những cảm xúc thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Bài thơ là khúc ca tâm tình tiếng gọi đàn hướng về đông quê và bầu trời tự do với niềm khát khao cháy bỏng. Bài thơ còn là vẻ đẹp chân thực của người cộng sản luôn muốn phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân đồng bào.