Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Thể loại: truyền thuyết
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm thuộc nhóm những truyền thuyết về thời Hậu Lê - so với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước (Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng...)
Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:
- Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).
- Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "Thuận Thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chống lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ, vừa linh thiêng và sâu sắc.
Các đặc điểm của truyền thuyết mà sự tích Hồ Gươm có là:
- Có sử dụng các yếu tố kì ảo hoang đường
- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới
- Sư tích Hồ Gươm là tác phẩm tự sự dân gian
- Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử có thật
Theo em, sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết:
+ Có yếu tố kì ảo (Rùa cho Lê Lợi mượn gươm thần giết giặc)
+ Thể hiện lại lịch sử khởi nghĩa và đánh giặc của những anh hùng nước ta thời xưa.
+ Giải thích về tên gọi của sự vật hiện tại.
Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:
– Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa …)
– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm …)
– Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)
– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Thể loại của văn bản: truyền thuyết
nhưng truyền thuyết gì mới được