Cho hình sau:
(1) Đây là cơ sở tế bào học của phép lai phân tích do Menden tiến hành ở ruồi giấm.
(2) Cơ thể ruồi giấm cái có kiểu gen B V b v , ruồi đực có kiểu gen b v b v , suy ra ruồi cái có nhiều số nhóm gen liên kết hơn ruồi đực.
(3) Tần số hoán vị gen bằng 17%, suy ra khoảng cách giữa hai gen B và V ở ruồi giấm đực cách nhau 17cM.
(4) Tỉ lệ kiểu gen của phép lai này luôn bằng tỉ lệ kiểu hình.
(5) Ở các loài côn trùng thì hoán vị gen chỉ xảy ra ở con đực, không xảy ra ở con cái.
Số phát biểu chính xác là:
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Đáp án A
Ý 1: Đây là thí nghiệm do Moocgan thực hiện chứ không phải Meden ⟹ SAI.
Ý 2: Nhóm gen liên kết là các gen phân bố trên cùng 1 NST. Ở ruồi giấm cái có 4 cặp NST tương đồng do đó sẽ có 4 nhóm gen liên kết. Ở ruồi giấm đực có 3 cặp NST thường và cặp NST giới tính XY nên sẽ có 5 nhóm gen liên kết (vì các gen trên NST X tạo thành 1 nhóm liên kết khác với các gen trên NST Y). Từ phép lai này ta cũng không thể khẳng định số lượng nhóm gen liên kết ở 2 giới ⟹ SAI.
Ý 3: Tần số hoán vị gen là 17% nên khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST là l7cM. Ở ruồi giấm đực dù không có hoán vị nhưng khoảng cách giữa các gen trên NST sẽ giống giới cái ⟹ ĐÚNG.
Ý 4: Phép lai phân tích này luôn cho tỉ lệ kiểu gen phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của con cái nên mà mỗi gen quy định 1 tính trạng do đó tỉ lệ kiểu hình sẽ luôn giống với tỉ lệ kiểu gen ⟹ ĐÚNG.
Ý5: Chỉ ở một số loài nhất định thì hiện tượng hoán vị gen mới chỉ xảy ra ở l trong 2 giới chứ không phải tất cả các loài côn trùng ⟹ SAI.
Vậy có 3 ý đúng.