K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2019

Đáp án C

Nước ta tiếp giáp với biển Đông nên được cung cấp một lượng hơi ẩm lớn từ biển-> độ ẩm không khí cao, trung binh trên 80%.

26 tháng 8 2017

Hướng dẫn: SGK/38, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C

27 tháng 10 2018

Hướng dẫn: SGK/38, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C

10 tháng 7 2017

Hướng dẫn: SGK/191, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A.

*Quần đảo Hoàng SaQuần đảo Hoàng Sa của là một huyện đảo thuộc Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, bao gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15045’00”N - 170 15’00” và kinh độ 111000’00”E - 113000’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000 km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý....
Đọc tiếp
*Quần đảo Hoàng SaQuần đảo Hoàng Sa của là một huyện đảo thuộc Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, bao gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 1504500”N - 170 1500” và kinh độ 111000’00”E - 113000’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000 km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 8km2. Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm An Vĩnh (còn gọi là nhóm Đông - Bắc) và Trăng Khuyết (còn gọi là nhóm Tây). - Nhóm An Vĩnh: nguyên là tên của một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Theo sách Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát… chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng 3 cưỡi thuyền ra đảo, 3 đêm thì tới nơi…”. Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn, đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính, trong đó đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (khoảng 2,3km2).  - Nhóm Trăng Khuyết (hay còn gọi là nhóm lưỡi liềm): có hình cánh cung hay lưỡi liềm gồm có các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quỷ, Tri Tôn và các bãi ngầm, trong đó có đảo Hoàng Sa dài 950m, rộng khoảng 650m, diện tích 0,32km2. Về yếu tố quân sự, đảo Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhiều nhà quân sự cho rằng đảo này có vị trí quan trọng nhất, hơn cả đảo Phú Lâm trong việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Trong thời gian chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, ở đảo này có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng, miễu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền. Bia chủ quyền do người Pháp dựng lên năm 1938, ghi nhận lại chủ quyền chính thức của Việt Nam từ năm 1816. Cơ sở quân sự được thiết lập từ đầu thập niên 1930. Sang thập niên 1950, 1960, nhà cửa được xây cất thêm, tạm đủ cho sự trú phòng của một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến. Bia chủ quyền Việt Nam được đặt gần giữa đảo. Nhà Nguyễn đã chính thức đặt chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa năm 1816.Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ giữa Biển Đông, có một thời không được các nước trong khu vực chú ý, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có người Việt Nam ra khai thác theo mùa các tài nguyên như phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện các khái niệm về chủ quyền, lãnh hải, sự ra đời của luật biển, khả năng khai thác tài nguyên biển, nhất là dầu khí… thì các quốc gia có tiềm lực và tầm nhìn xa bắt đầu nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn; quan trọng hơn là một cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một cơ sở pháp luật để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên phần lớn Biển Đông nhằm khai thác các tài nguyên biển, nhất là dầu lửa và khí đốt.* Quần đảo Trường SaQuần đảo Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam giáp biển Malaixia, Brunây và Inđônêxia. Từ trung tâm quần đảo Trường Sa đến biển của Malaixia khoảng 250 hải lý, đến biển của Philippin khoảng 201 hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý, đến đảo Nam Hải khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh khoảng 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2 nằm ở giữa vĩ độ 6030 đến 120 Bắc và kinh độ 111030đến 117020Đông. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,44 km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06 km2). Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam) khoảng 280 hải lý.
1
26 tháng 12 2017

cảm ơn về kiến thức hữu ích này

CÂY BÀNG VUÔNGBàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên...
Đọc tiếp

CÂY BÀNG VUÔNG

Bàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.

Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một “sự kiện”. Từng cánh trắng muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là “hoa quỳnh biển”. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát như thân váy của cô nàng công chúa, chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý.

Những năm trước đây, điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã thử lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Giờ đây thì mọi thứ đã đầy đủ hơn, và lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.

Cây bàng vuông cũng được chọn làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra như một thông điệp gửi gắm về Đất Mẹ, rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đơm hoa kết trái.

Nguyễn Xuân Thủy

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Cây bàng vuông có đặc điểm gì giống với tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong quần đảo Trường Sa ?

A. Cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn.

B. Lá to hơn bàn tay người lớn.

C. Dẻo dai, có khả năng chống chọi với phong ba bão táp

D. Được nhiều người nhắc đến khi nói về quần đảo Trường Sa.

2. Điều gì làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa?

A. Thân cây bàng vuông dẻo dai.

B. Hoa bàng vuông rất đẹp.

C. Bàng vuông không nở hoa nhiều.

D. Mỗi lần cây nở là một “sự kiện”.

3. Tại sao nhiều nhà văn nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển?

A. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa là một “sự kiện”.

B. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát.

C. Đóa bàng vuông có chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi người.

D. Khi nở, hoa bàng vuông có hình dáng, màu sắc, mùi hương gần giống với hoa quỳnh ở đất liền.

4. Tán cây bàng vuông đem lại lợi ích gì cho các chú bộ đội trên đảo Trường Sa ?

5. Theo em, vì sao cây bàng trong bài được đặt tên là cây bàng vuông ?

A. Dễ phân biệt với các cây bàng khác ở đất liền.

B. Vì cây có hoa đặc biệt.

C. Vì lá cây dùng để gói bánh chưng hình vuông

D. Tên của cây được đặt theo hình dáng của quả.

6. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

A. đặc điểm, dẻo dai, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi

B. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sối

C. đặc điểm, thanh thoát, thiếu thốn, đầy đủ, gửi gắm

D. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, tồn tại, sinh sôi

2
9 tháng 2 2022

1.C
2.D
3.B
4.Khi điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã lấy lá bàng vuông để gói bánh chưng.Lúc mọi thứ đã đầy đủ hơn, lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.
5.C
6.A
Học tốt :)_

 

19 tháng 2 2023

1.C
2.D
3.B
4.Khi điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã lấy lá bàng vuông để gói bánh chưng.Lúc mọi thứ đã đầy đủ hơn, lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.
5.C
6.A
Học tốt :)_batngo

Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đục sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không giao động.   B. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài...
Đọc tiếp

Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đục sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao

A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không giao động.  

B. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng ôn đới đới có nhiệt độ nước khá ổn định.

C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.  .

D. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng ôn đới có nhiệt độ nước không giao động

1
7 tháng 3 2017

Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định

Đáp án C 

Trên quần đảo Gaiapagos có 3 loài chim sẻ cùng ăn hạt: - Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài chim sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. - Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài chim sẻ này sinh, sống, kích thước mỏ của các...
Đọc tiếp

Trên quần đảo Gaiapagos có 3 loài chim sẻ cùng ăn hạt:

- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài chim sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài chim sẻ này sinh, sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?

A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài chim sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.


 

B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài chim sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau.

C. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.

D. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài chim sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài chim sẻ.

1
8 tháng 5 2018

 

Câu 40. Chọn D.

Giải chi tiết:

Phát biểu sai là D, sự khác biệt về kích thước mỏ của các loài chim là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn biến dị của các quần thể, kích thước hạt không phải nguyên nhân trực tiếp

Chọn D

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt: - Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. - Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể...
Đọc tiếp

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:

- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

 

Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên KHÔNG đúng? 

A. Khi ba loài sống chung, sự thay đổi kích thước mỏ là biểu hiện của quá trình phân ly ổ sinh thái giữa ba loài

B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau

C. Nếu cho 1 loài sẻ với các cá thể đồng nhất về kích thước mỏ đến hòn đảo chung, sự khác biệt về kích thước thức ăn sẽ dẫn đến loài sẻ này phân hóa thành các nhóm sẻ có kích thước mỏ khác nhau sau 1 thế hệ

D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau

1
31 tháng 7 2017

Đáp án C

A. Khi ba loài sống chung, sự thay đổi kích thước mỏ là biểu hiện của quá trình phân ly ổ sinh thái giữa ba loài. à đúng

B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau. à đúng

C. Nếu cho 1 loài sẻ với các cá thể đồng nhất về kích thước mỏ đến hòn đảo chung, sự khác biệt về kích thước thức ăn sẽ dẫn đến loài sẻ này phân hóa thành các nhóm sẻ có kích thước mỏ khác nhau sau 1 thế hệ. à sai, sự ảnh hưởng của thức ăn không làm phân hóa loài sẻ này thành các nhóm sẻ có kích thước mỏ khác biệt.

 

D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau. à đúng