K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

− Diện tích lớn, bình quân đất đầu người 0,15 ha.

− Dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thâm canh lúa, trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Nhờ thủy lợi và cải tạo đất, nên đã mở rộng diện tích đất canh tác, biến ruộng 1 vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Nhiều diện tích đất mới bồi ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển nuôi trồng tủy sản.

24 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.

− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).

− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.

− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.

− Hiện nay:

+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.

+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.

+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).

b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.

− Bình quân đầu người 0,15 ha.

− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:

+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).

+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.

13 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Thuận lợi

+ Diện tích lớn, đất phù sa.

+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).

− Khó khăn

+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…

b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?

− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.

5 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

− Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế − xã hội của nước ta.

− Phát huy những thế mạnh (về đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và khắc phục những hạn chế vốn có (thiếu nước về mùa khô; diện tích đất phèn, đất mặn lớn…) của đồng bằng.

− Thực trạng suy thoái về môi trường và tài nguyên của vùng (Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, môi trường bị suy thoái do việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thủy sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô; hiện tượng lở đất ven sông phổ biến; đất bị nhiễm phàn và mặn…).

12 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Giải thích tại sao việc sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng.

- Sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trưòng.

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái. Trong khi nước ta có bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp, chỉ khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức trung bình của thế giới.

- Trên thực tế, tài nguyên đất của nước ta đã bị thoái hoá một phần do sức ép của dân số và do sử dụng đất không hợp lí kéo dài.

b) Phân tích sự khác nhau cơ bản trong sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng và ở trung du, miền núi nước ta

- Đồng bằng sông Hồng: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông sản xuất hàng hoá. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, lại có nhiều công trình cơ sở hạ tầng..., đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Vì vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất có ý nghĩa hàng đầu.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan rất mật thiết với việc phát triển thuỷ lợi, sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Đồng bằng Duyên hải miền Trung: vấn đề trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển chắn gió, chống cát bay và việc giải quyết nước tưới trong mùa khô lại có ý nghĩa rất quan trọng.

- Miền núi, trung du: Việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Cần hạn chế nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng bừa bãi.

20 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ

− Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, tỉnh nào trong vùng cũng có biển, đồng bằng phía đông và vùng đồi phía tây, mỗi vùng có điều kiện phát triển kinh tế cho mỗi ngành nhất định.

− Vùng núi: Diện tích rừng lớn. Trong rừng có nhiều loài gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền…), nhiều lâm sản, chim, thú, có giá trị.

− Ở các đồng bằng: Đất cát pha thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…); một số nơi có đất phù sa tốt thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa.

− Vùng biển: Tỉnh nào cũng giáp biển, gần ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu nguồn lợi sinh vật; bờ biển có nhiều đầm phá, cửa sông… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

b) Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?

− Thủy lợi. Do ở đây thường xuyên xảy ra hạn hán (về mùa khô, nếu giải quyết tốt khâu thủy lợi thì có thể nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng.

− Chống lại nạn cát bay, ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát do gió lấn chiếm diện tích đất nông nghiệp ở phía đông các đồng bằng ven biển.

− Sự dụng đất cát biển để nuôi thủy sản theo quy mô công nghiệp đang là vấn đề lớn, cần phải chú trọng vì bên cạnh những lợi ích kinh tế − xã hội trước mắt, còn tác động đến môi trường đất cát biển trong thời gian lâu dài.

28 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng về tự nhiên

− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.

− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.

− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng vùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch chằng chịu có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

b) Thực trạng

− Sản lượng thủy sản dẫn đầu cả nước (hơn 1/2 sản lượng của cả nước).

− Là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta; trong những năm gần đây phát triển mạnh việc nuôi cá, tôm và tăng cường xuất khẩu.

− Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

− Diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng.

− Chú ý việc bảo vệ môi trường sinh thái.

11 tháng 6 2017

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

18 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Mật độ cao, phân bố không đều.

- Phân hoá:

+ Nội vùng: trung tâm dọc sông Tiền, Hậu với Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam.

+ Giữa các tỉnh và trong một tỉnh, giữa thành thị và nông thôn...

b) Giải thích: Chịu tác động của nhiều nhân tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội).

1 tháng 9 2023

Tham khảo

- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.

- Mật độ dân số cao nhất nước ta.

+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).

+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.

- Phân bố dân cư không đều.

+ Trong toàn vùng:

· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).

· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.

+ Giữa đô thị và nông thôn:

· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.

· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.

3 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng phát triển sản xuất lương thực

− Đất

+ Diện tích rộng khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

+ Đất được pù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

− Khí hậu: cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).

− Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Khả năng phát triển sản xuất thực phẩm
− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.

− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.

− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.