K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

- Hai hướng chính của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam (thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc) và hướng vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung nổi bật như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và dãy núi Trường Sơn Nam).

- Hướng núi được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ quy định.

+ Vùng núi Đông Bắc: Các mạch núi khi nâng lên ở Đông Bắc có hướng vòng cung theo rìa mảng nền cổ Hoa Nam và mảng nền vòm sông Chảy.

+ Vùng núi Tây Bắc: Các dãy núi được nâng lên theo hướng của các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam tại địa máng Đông Dương (khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Rào Cỏ...).

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Các mạch núi được nâng lên xung quanh rìa của khối nền cổ rộng lớn Kon Tum, nối liền với nhau tạo nên hướng núi vòng cung của Trường Sơn Nam.

3 tháng 11 2023

Sông Ngòi là một trong những con sông chảy ở Việt Nam và thực sự có đặc điểm chảy theo hai hướng chính là Tây bắc - Đông nam và vòng cung. Điều này có thể được chứng minh dựa trên sự phân bố địa lý của các sông lớn và nguồn nước tại Việt Nam.

- Tây bắc - Đông nam: Sông Ngòi chảy từ vùng Tây bắc, nơi có dãy núi Annamite, và đi về hướng Đông nam, chảy vào biển Đông. Điều này phản ánh sự tương tác giữa núi và biển, nơi sự thấm nước và sự trôi chảy từ đỉnh núi xuống biển làm cho nước chảy theo hướng này.

- Vòng cung: Sông Ngòi cũng chảy theo hình vòng cung, tạo ra các sông con và sông nhánh trong quá trình chảy từ nguồn tới biển. Điều này thường xảy ra do sự định hình của địa hình và đặc điểm địa chất, nơi sông phải thích nghi với các địa hình và sự thay đổi trong môi trường.

Đặc điểm của nhóm đất phù sa sông và phù sa biển:

- Đất phù sa sông: Đất phù sa sông thường được tạo ra bởi sự nắng, triệt hạ của sông và sự thải ra biển. Đất này thường giàu dinh dưỡng và thích hợp cho nông nghiệp. Nó thường nằm ở vùng ven sông và có thể bị lụt khi mực nước sông tăng cao.

- Đất phù sa biển: Đất phù sa biển là kết quả của sự thải ra biển của dòng sông và tác động của sóng biển. Đất này thường chứa nhiều muối và có khả năng chịu sự ngập lụt từ biển cường độ cao. Đất phù sa biển thường không thích hợp cho nông nghiệp và cần công tác phân đoạn trước khi sử dụng.

- Hệ sinh thái chiếm diện tích lớn nhất: Hệ sinh thái rừng ngập mặn thường chiếm diện tích lớn nhất trong nước ta. Điều này là do Việt Nam có nhiều khu vực ven biển và sông ngòi, nơi rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái biển và là môi trường sống của nhiều loài động và thực vật quý hiếm.

20 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào màu sắc thể hiện độ cao ở trang 6-7 (Hình thể) để nêu biểu hiện về hướng nghiêng của địa hình nước ta theo tây bắc - động nam: phía tây và tây bắc chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ở Tây Bắc; phía đông và đông nam phần lớn là đồng bằng có độ cao nhỏ; chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng là đồi trung du (ở Bắc Bộ), gò đồi (ở Trung Bộ), bán bình nguyên (Đông Nam Bộ) thấp dần từ phía các cao nguyên Nam Trung Bộ về phía Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tương tự như các vận động kiến tạo khác, vận động Anpơ - Himalaya có cường độ lớn nhất ở tâm và càng ra ngoài rìa thì cường độ càng yếu.

- Nước ta nằm ở rìa Đông Nam của vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo; tây bắc gần tâm hơn là đông nam, nên địa hình ở phía tây bắc chịu tác động nâng lên mạnh hơn ở phía đông nam, làm cho địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

20 tháng 2 2017

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ và các biểu đồ khí hậu ở Điện Biên và Lạng Sơn; Nha Trang và Đà Lạt để dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét:

- Giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Nhiệt độ trung bình năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ do Duyên hải Nam Trung Bộ ở độ cao thấp hơn và chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng về mùa hạ.

+ Biên độ nhiệt độ năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do ở Duyên hải Nam Trung Bộ về mùa đông nhiệt độ không cao hơn ở Tây Nguyên, nhưng mùa hạ có nhiệt độ cao hơn Tây Nguyên do chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.

- Giữa Điện Biên và Lạng Sơn

+ Nhiệt độ trung bình năm ở Điện Biên cao hơn ở Lạng Sơn, biên độ nhiệt độ năm ở Lạng Sơn lại lớn hơn ở Điện Biên.

+ Nguyên nhân do ở Lạng Sơn chịu tác động trực tiếp và mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ về mùa đông thấp hơn nhiều so với Điện Biên. Về mùa hạ nhiệt độ ở cả hai địa điểm tương đối đồng nhất, vì Điện Biên chịu tác động của gió phơn Tây Nam, còn Lạng Sơn cũng chịu hiện tượng phơn do gió Đông Nam gặp cánh cung núi Đông Triều gây nên.

9 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta

- Nhận xét:

+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).

+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.

+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.

+ Không đều trong mỗi tỉnh.

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).

+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).

+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.

- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...

+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...

b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá

- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...

- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...

22 tháng 1 2018

- Tên các dãy núi vòng cung chính của nước ta là:

+ Cánh cung Sông Gâm

+ Cánh cung Ngân Sơn

+ Cánh cung Bắc Sơn

+ Cánh cung Đông Triều

- Đặc điểm nổi bật của các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là sườn đón gió mùa đông bắc và nằm theo hướng tây bắc - đông nam.

24 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

11 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

a) Biểu hiện

- Phần lãnh thổ phía bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

+ Thảm thực vật tiêu biểu: đới rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Thực vật trong rừng: thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như samu, pơmu.

+ Động vật trong rừng: các loài thú có lông dày như gấu, chồn...

+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

- Phần lãnh thổ phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

+ Thảm thực vật tiêu biểu: đới rừng cận Xích đạo gió mùa.

+ Thực vật: có nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây họ dầu; có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

+ Động vật tiêu biểu: các loài thú lớn vùng nhiệt đới và Xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...

b) Giải thích

- Nhân tố tác động trực tiếp đến sự phân hóa sinh vật theo Bắc - Nam là khí hậu; ngoài ra, còn có vị trí địa lí tác động gián tiếp thông qua khí hậu và các luồng di lưu và di cư của thực vật, động vật.

- Phần lãnh thổ phía bắc có nền khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

- Phần lãnh thổ phía nam có nền nhiệt độ thiên về khí hậu Xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14°B trở vào.

- Vị trí địa lí của phần lãnh thổ phía bắc nằm gần chí tuyến Bắc, thuận lợi cho các loài thực vật, động vật cận nhiệt và ôn đới ở phía bắc xuống. Phần lãnh thổ phía nam nằm gần Xích đạo, thuận lợi cho các loài thực vật, động vật Xích đạo và cận Xích đạo từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc thực vật, động vật của khu vực có nhiệt đới khô từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) sang.

19 tháng 7 2019

Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ

Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ

Độ cao thấp.

Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419 m.

Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía đông bắc, quy tụ ở Tam Đảo.

Các dải núi chính:

Cánh cung Sông Gâm.

Cánh cung Ngân Sơn.

Cánh cung Bắc Sơn.

Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.

 

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.

Độ cao lớn.

Cao nhất vùng là Phan-xi-păng 3143 m.

Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng tây bắc - đông nam.

Các dải núi chính:

Hoàng Liên Sơn.

Các dải núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, sông Mã).

Địa hình chắn gió đông bắc và gió tây nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600 m).

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa, Mai Châu..