K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2019

- Qua việc nêu sáng kiến “đeo nhạc cho mèo”, tính cách của chuột Cống thể hiện: là một kẻ viển vông, nêu ra ý tưởng mà không nghĩ đến phương thức thực hiện nó.

- Khi làng bắt Cống phải làm nhiệm vụ “đeo nhạc cho mèo”, tính cách của chuột Cống thể hiện: là một kẻ ham sống sợ chết, không dám đứng mũi chịu sào dù có quyền hành lớn nhất.

- Khi cử chuột Nhắt và sau đó là chuột Chù làm nhiệm vụ “đeo nhạc cho mèo”, tính cách của chuột Cống thể hiện: là kẻ ranh mãnh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác để tránh phiền hà.

 

- Khái quát chung về tính cách của chuột Cống: là một kẻ có chức quyền nhưng viển vông, ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, đặt khó khăn lên vai người khác, dù khó khăn đó là do chính mình tạo ra.

5 tháng 11 2017

Ba tiếng hội đồng chuột là tiếng cười châm biếm, chế giễu của dân gian. Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo cũng là một trong những chuyện hội dồng chuột ấy.

Làng chuột hội họp đông đủ, bàn việc rất hệ trọng. Chiếu trên ngất ngưỡng ông Cống. Chiếu giữa có hai anh Nhắt. Chiếu cuối của anh Chù, dù hôi hám nhưng cũng là tráng đinh.

Chương trình nghị sự do ông Cống trình bày là bàn chuyện đeo nhạc cho Mèo để làng chuột được báo động từ xa mà an tâm làm ăn. Hay quá! Cao kiến quá!", cả làng chuột reo lên khi ông Cống dứt lời.

Mấy ngày sau, nhạc đã mua về. Làng chuột lại nhóm họp để cử "người" đi đeo nhạc vào cổ Mèo. Ai sẽ được vinh dự lĩnh ấn tiên phong?

Người đầu tiên được cả làng chuột đồng thanh nhất trí giới thiệu là ông Cống. Nhưng ông vểnh râu khước từ cho đó là "việc làm tầm thường" không xứng với danh hiệu cao quý của mình.

Anh Nhắt được cử đi. Anh nhanh nhẹn được cả làng chuột tín nhiệm. Anh bảo là giữa làng chuột thì anh vẫn là người có vai vế "ở chiếu trên". Việc tẹp nhẹp ấy dành cho bọn "đàn em"...

Cuối cùng Chù được vinh dự nhận công việc vinh quang "đeo nhạc cho Mèo".

Chù thấp cổ bé họng, chối không được, phải cõng cái nhạc ra đi. Gặp Mèo, Chù đánh bạo đến gần. Mèo liền nhe nanh giương vuốt, gầm gừ. Chù cắm đầu tháo chạy, vứt cái nhạc lại, không biết cái nhạc bon đi đâu! Cả làng chuột vừa thấy Chù chạy về, vô cùng sợ hãi bỏ chạy tán loạn.

Cái hay, cái thú ở truyện ngụ ngôn này là ở ba tình tiết. Một, ông Cống dâng ý kiến đeo nhạc cho Mèo. Hai cả làng chuột đùn đẩy nhau. Ba, Chù phải cõng nhạc đi. Mới gặp Mèo, Chù sợ quá vứt nhạc lại hổn hển chạy về... Cả làng chuột bạt vía kinh hôn, mạnh ai nấy chạy, lo bảo toàn tính mạng của mình.

Đeo nhạc cho Mèo cứ ngỡ là một sáng kiến, nhưng chỉ là một ý đồ viển vông, không thực tế. Trong cuộc sống, mọi kế hoạch, mọi "sáng kiến" phải mang tính khả thi mới có giá trị. Đó là bài học luận lí hàm chứa trong truyện cười — ngụ ngôn Đeo nhạc cho Mèo.

5 tháng 11 2017

Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày. Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình. Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế). Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những  kẻ cùng đinh.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát. Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá). 

20 tháng 12 2017

Nhận xét chung về việc tả chuột: Mỗi loại chuột đều có một đặc điểm ngoại hình, tính cách riêng, không con nào giống con nào.

Xã hội của loài chuột đại diện cho xã hội của con người.

30 tháng 10 2019
Cảnh họp làng chuột lúc đầu Lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”

Đông đủ

 

Cả làng dẩu mõm, quật đuôi, đồng thanh ưng thuận

Im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe

Cả làng ai nấy lao xao, hớn hở

Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau

- Ý nghĩa của các chi tiết đối lập nhau: Khắc họa được sự ham sống sợ chết, hèn nhát, ích kỉ của làng chuột

17 tháng 4 2017

Tóm tắt truyện:

Họ hàng nhà chuột mở cuộc họp vì muốn tìm cách trị mèo. Ông Cống đề xuất đề xuất sẽ đeo nhạc cho mèo để phát hiện ra mèo từ xa, cả làng chuột hào hứng đồng thuận. Tới khi cắt cử người thực hiện thì ông Cống đẩy chuột Nhắt, chuột Nhắt đẩy chuột Chù. Chuột Chù mới nghe thấy tiếng mèo vứt nhạc chạy về báo làng, từ đó không ai còn nhắc tới cái nhạc. Chuột vẫn muôn đời sợ mèo.

12 tháng 6 2017

Truyện khuyên nhủ con người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.

Truyện còn cảnh tỉnh chúng ta phải cẩn thận, tỉnh táo trước những ý tưởng viển vông, đừng biến thành kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người khác, đặc biệt là những người yếu thế hơn mình.

19 tháng 10 2018

ai giúp mk với mk cần gấp

7 tháng 11 2021

cảm ơn

30 tháng 3 2017

Đáp án D

2 tháng 10 2017

Trong cuộc họp làng chuột, những con chuột có quyền hơn được xướng việc và sai khiến, đó là Chuột Cống.

Còn những con chuột yếu thế hơn như Chuột Chù thì phải nghe theo và nhận những việc khó khăn nguy hiểm

12 tháng 12 2018

1. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành.

    Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

2. - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

      Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,...ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

      Chức vụ điển hình trong câu của danht ừ là làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ  đứng trước.

    - Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

      Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là :

    + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ ) ;

    + Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là :

    - Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác ;

    - Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng.

3. - Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

    - Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể :

    + Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt : viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

    + Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp ( không qua âm Hán Việt ) : viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó ; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

    - Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,... thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

4. Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột ( thông qua cuộc họp của hội đồng chuột vfa tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách của nhân vật). Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.

   Thành ngữ : "Đeo nhạc cho mèo" ( :Đeo chuông cho mèo","Treo chuông cổ mèo").

5. Trong chương trình Ngữ văn 6. có hai truyện : Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng được gọi chung là truyện trung đại Việt Nam. Bởi lẽ, trong lịch sử văn học Việt Nam, thời trung đại ( thường được tính từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX), thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu ( tưởng tượng nghệ thuật ) vừa có loại truyện gần với kí ( ghi chép sự việc ), với sử ( ghi chép chuyện thật ). Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Riêng truyện Mẹ hiền dạy con ( trích Liệt nữ truyện ) của Trung Quốc ra đời sớm hơn nhưng cũng tạm xếp vào cụm bài gọi là truyện trung đại, vì cách viết giống nhau.

6.Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng đê kể chuyện.

   Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

   Khi tự xưng là "tôi" kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩa của mình.

  Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.

  Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.

#Hộtt

sách giáo khoa có nha bạn trang......................................

Hk tốt,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,