K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2019

Chọn đáp án D

Như vậy, phương án D không phải mục tiêu hoạt động của ASEAN.

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Mục tiêu chính của ASEAN:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Thành tưu và thách thức: 

Thành tựu: 

+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.

+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.

+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..

+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..

Thách thức:

+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.

+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..

+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.

- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..

Giúp Em Với Ạ <3Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu ÁCâu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.           B. Tây Nam Á.C. Trung Á.                                                D. Bắc Á.Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á làA. Ngô.          B. lúa mì.          C. lúa gạo.            D. khoai tây.Câu 3. Hiện nay hai quốc gia có sản lượng lương...
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ <3

Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á

Câu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?

A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.           B. Tây Nam Á.

C. Trung Á.                                                D. Bắc Á.

Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á là

A. Ngô.          B. lúa mì.          C. lúa gạo.            D. khoai tây.

Câu 3. Hiện nay hai quốc gia có sản lượng lương thực lớn nhất ở châu Á là

A. Thái Lan Và Trung Quốc.                  B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. Việt Nam và Thái Lan.                       D. Trung quốc và Ấn Độ.

Câu 4. Hiện nay hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở châu Á là

A. Thái Lan Và Trung Quốc.                  B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. Việt Nam và Thái Lan.                       D. Trung quốc và Ấn Độ.

Câu 5. Các nước Tây Nam Á trở thành những nước có thu nhập cao phần lớn là nhờ vào:

A. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào.                  B. Có công ngệ hiện đại.

C. Tài Nguyên dầu mỏ rất lớn.                         D. Lĩnh vực dịch vụ rất phát triển.

Câu 6. Nhìn chung dịch vụ tiêu dùng ở châu Á phát triển mạnh là do dựa trên lợi thế về:

A. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào.          B. Trình độ lao động cao.

C. Có công nghệ tiên tiến.                                  D. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

 

0
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

25 tháng 12 2017

Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

a. Đông Nam Á có diện tích 4,5 triệu km2, trải dài trên một phần Trái Đất từ khoảng kinh tuyến 92 ° Đ đến kinh tuyến 104 ° Đ và từ vĩ tuyến 28 , 5 ° B qua xích đạo đến vĩ tuyến 10 , 5 ° N .

Về địa lí - hành chính, khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 nước:

- Các nước trên bán đảo Trung - Ấn: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

- Các nước trên quần đảo Mã Lai: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin- ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo.

b. Vị trí khu vực Đông Nam Á có những thuận lợi (trực tiếp, gián tiếp) thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và cả khu vực.

- Khu vực này được xem là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương.

- Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ) nên tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Đây cũng là nhân tố tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực.

- Là giao điểm của các tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế quan trọng giữa các châu lục, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Ma-lắc-ca nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có thể so sánh với eo biển Gi-b-ral-tar hay kênh đào Xuy-ê về phương diện này. Cảng Xin-ga-po, cảng quá cảnh lớn nhất Đồng Nam Á có vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới.

- Đông Nam Á nằm giữa một vùng có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước NIC châu Á, Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-lân, tạo thuận lợi cho các nước Đông Nam Á phát triển các mối liên hệ kinh tế trong khu vực.

- Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

- Nhờ vị trí địa lí, Đông Nam Á là khu vực có đất đai màu mỡ với những đồng bằng rộng lớn (sông Cửu Long, sông Hồng, Mê Nam, Xa-lu-en,...), lại có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng.

- Phần lớn các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), quanh năm không đóng băng, nguồn lợi hải sản phong phú với trữ lượng lớn, có nhiều bãi biển đẹp,... thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

Như vậy, với thế mạnh về vị trí địa lí, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế của mình.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!​

Đặc điểm xã hội

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

+ Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...

+ Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.

+ Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á:
quốc gia có nhiều dân tộc Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á:
Thuận lợi:
Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều nước lớn trên thế giới (Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ,..), ngoài ra các nước Đông Nam Á còn tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Khó khăn:
Các quốc gia Đông Nam Á  là các quốc gia có nhiều dân tộc. Tuy nhiên có một số các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
Khu vực Đông Nam Á có đến 11 quốc gia, hầu như mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo,…

Câu 1: Phần hải đảo của Đông Nam Á có tên chung làA. phần đất liềnB. phần hải đảoC. bán đảo Trung ẤnD. quần đảo Mã LaiCâu 2: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á làA. nguồn lao động dồi dàoB. dân số trẻC. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dàoD. thị trường tiêu thụ lớnCâu 3: Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do:A. khủng hoảng...
Đọc tiếp

Câu 1: Phần hải đảo của Đông Nam Á có tên chung là

A. phần đất liền

B. phần hải đảo

C. bán đảo Trung Ấn

D. quần đảo Mã Lai

Câu 2: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á là

A. nguồn lao động dồi dào

B. dân số trẻ

C. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào

D. thị trường tiêu thụ lớn

Câu 3: Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do:

A. khủng hoảng tài chính ở Thái Lan

B. khủng hoảng tài chính ở In-đô-nê-xi-a

C. khủng hoảng kinh tế thế giới

D. khủng hoảng kinh tế ở châu Á

Câu 4: Hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á đang:


 
A. đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp

B. trú trọng phát triển ngành chăn nuôi

C. đẩy mạnh sản xuất lương thực

D. tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 5: Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 27/5/1995

B. 28/7/1995

C. 28/5/1995

C. 27/7/1995

Câu 6: Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Mi-an-ma

C. Lào

D. Thái Lan

Câu 7: Quần Đảo Hoàng Sa của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Khánh Hòa

B. Bình Thuận

C. Phú Yên

D. Đà Nẵng

Câu 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?

A. vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.

B. nằm gần vị trí xích đạo và có khí hậu xích đạo ẩm.

C. nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

D. cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:

A. Móng Cái đến Vũng Tàu

B. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

C. Móng Cái đến Hà Tiên.

D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

Câu 10: Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương là:

A. một biển lớn, tương đối kín nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

B. một biển lớn, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

C. một biển rộng lớn nhất và tương đối kín gió.

D. tương đối kín, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

2
10 tháng 4 2021

Câu 1: Phần hải đảo của Đông Nam Á có tên chung là

A. phần đất liền

B. phần hải đảo

C. bán đảo Trung Ấn

D. quần đảo Mã Lai

Câu 2: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á là

A. nguồn lao động dồi dào

B. dân số trẻ

C. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào

D. thị trường tiêu thụ lớn

Câu 3: Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do:

A. khủng hoảng tài chính ở Thái Lan

B. khủng hoảng tài chính ở In-đô-nê-xi-a

C. khủng hoảng kinh tế thế giới

D. khủng hoảng kinh tế ở châu Á

Câu 4: Hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á đang:
A. đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp

B. trú trọng phát triển ngành chăn nuôi

C. đẩy mạnh sản xuất lương thực

D. tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 5: Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 27/5/1995

B. 28/7/1995

C. 28/5/1995

C. 27/7/1995

Câu 6: Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Mi-an-ma

C. Lào

D. Thái Lan

Câu 7: Quần Đảo Hoàng Sa của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Khánh Hòa

B. Bình Thuận

C. Phú Yên

D. Đà Nẵng

Câu 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?

A. vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.

B. nằm gần vị trí xích đạo và có khí hậu xích đạo ẩm.

C. nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

D. cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:

A. Móng Cái đến Vũng Tàu

B. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

C. Móng Cái đến Hà Tiên.

D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

Câu 10: Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương là:

A. một biển lớn, tương đối kín nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

B. một biển lớn, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

C. một biển rộng lớn nhất và tương đối kín gió.

D. tương đối kín, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

10 tháng 4 2021

Câu 1: C

2. C

3. D

4. D

5. B

6. A

7. D

8. B

9. C

10. C

22 tháng 11 2017

Đáp án A

ASEAN đã tạo dựng được một môi trường hòa bình và ổn định, đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á