Tập kể lại 1 đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời của 1 nhân vật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
Tham khảo
- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba.
- Qua lời kể của nhân vật, em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.
Kể bằng ngôi thứ 3
Người kể không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.
Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Bạn tham khảo nha
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Cây khế
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Tham khảo
Ngày xửa, ngày xưa trong gia đình nọ có hai anh em mồ cô cha mẹ từ nhỏ, họ sống với nhau hòa thuận cho đến khi người anh lấy vợ.Khi có cuộc sống riêng người anh không còn muốn sống cùng em mình nữa, gọi người em đến và phân chia tài sản.Với tính tình tham lam, ích kỉ khi chia gia tài,anh ta nhận hết nhà cửa, ruộng vườn mà cha mẹ để lại chỉ để cho em trai mình một túp lều tranh và mảnh vườn nhỏ với cây khế trước nhà. Người em vốn hiền lành, nên không trách cứ gì anh vẫn vui vẻ đồng ý với quyết định đó. Hằng ngày, cậu em chăm chỉ làm lụng, cày cuốc để lo cho cuộc sống của mình, và cũng không quên chăm sóc cây khế.
Năm ấy, cây khế trong vườn bỗng sai quả lạ thường cành nào cành ấy trĩu nặng quả. Người em vui lắm cứ nghĩ cây khế sai như thế này mình sẽ mang đi chợ bán chắc chắn sẽ đổi được nhiều gạo để dự trữ trong nhà. Một hôm, vừa đi làm về người em thấy trên cây khế có một con chim lớn đang ăn khế của chàng. Người em thấy thế, liền xua đuổi chim đi và nói:
- Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì tôi sống bằng gì?
Lạ kì thay con chim bỗng dừng lại không ăn khế của chàng nữa, mà nói với chàng rằng:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang ra mà đựng.
Người em thấy chim biết nói tiếng người, biết đây là loài chim lạ, nên chàng không đuổi nó đi nữa, mà để cho nó ăn. Chàng nghĩ bụng, chim có ăn thêm mấy quả nữa cũng không hết được cả cây huống hồ, con chim này còn biết cất tiếng nói. Mấy hôm sau, con chim lại đến ăn khế và nó vẫn nói như lần trước với người em, chàng thấy lạ lắm bèn vào nhà lấy những mảnh vải vụn, may vừa một chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Chim thấy người em đã chuẩn bị xong bèn sà xuống mặt đất, đỡ người em lên lưng mình, rồi cất cánh bay thẳng lên bầu trời. Ngồi trên lưng chim, người em thấy cả vùng rộng lớn nào sông, nào biển rồi những núi non trùng điệp, mà chàng chưa bao giờ thấy cảnh đẹp hùng vĩ như vậy. Chim đưa chàng đi mãi, rồi dừng lại ở một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em vô cùng sửng sốt, vì chàng không ngờ có nơi chứa đựng cả kho báu lớn đến như vậy, chàng đi xung quanh ngắm nhìn thỏa thích và lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi nhờ chim đưa về nhà. Từ đó về sau cuộc sống của người em trở nên khấm khá hơn, không những có của ăn của để mà chàng còn giúp đỡ người nghèo khó, dân làng ai cũng quý mến chàng.
Vợ chồng người anh thấy em mình bỗng dưng giàu có, bèn sang nhà hỏi chuyện, dò la. Sau khi nghe em trai kể câu chuyện về con chim ăn khế trả vàng, vợ chồng người anh nảy sinh lòng tham, bèn ngon ngọt dỗ cậu em, để đổi toàn bộ gia tài của mình lấy mảnh vườn và cây khế nhà. Người em vui vẻ đổi cho anh.Thế là người anh chuyển sang nhà em ở.Vợ chồng người anh chờ mãi, cuối cùng cũng đến lúc khế ra quả. Và con chim lạ cũng đến ăn khế. Lúc này người anh nhớ lại, câu chuyện em kể. Người anh giả vờ khóc nóc, nài nỉ để chim đừng ăn khế nhà mình. Chim bèn nói: Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang ra mà đựng.Người anh thấy thế vui lắm, cứ nghĩ mình có được cơ hội đến đảo vàng để mang về được nhiều châu báu rồi đây. Bèn vào nhà nói với vợ tìm trong nhà những mảnh vải tốt nhất may túi 12 gang thật chắc để đi lấy vàng. Lần sau, khi chim đến ăn khế rồi đưa anh đi lấy vàng. Vừa đi đến nơi, người anh đã vội tìm những thỏi vàng to nhất, nặng nhất nhét đầy túi 12 gang, anh cứ mải đi lại giữa đống châu báu đến chiều mới chịu ra về. Trước khi lên lưng chim, anh còn tham lam nhét đầy vàng vào người. Chim cố gắng cất cánh bay, nhưng vì đường xa mà vàng nặng quá nên cánh chim cứ chao đảo, mấy lần suýt rơi xuống biển, thấy thế chim bèn nói với người anh bỏ bớt vàng đi để có thể an toàn trở về nhà. Nhưng vì tính quá tham lam, tiếc của anh không nghe lời cứ giữ khư khư chỗ vàng. Chim thấy thế bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng túi vàng xuống biển.
Nếu như không tham lam thì người anh đã có cuộc sống ấm no hạnh phúc bên gia đình, nhưng cũng chỉ vì sự ích kỉ của bản thân mà anh ta phải bỏ mạng nơi biển khơi sâu thẳm.
Tham khảo
Gia đình tôi có hai anh em, cha mẹ chết sớm nên tôi chỉ còn biết nương tựa vào anh trai. Nhưng không lâu sau anh trai cũng phải lấy vợ, cô vợ đã xui anh tôi phân chia gia tài, mọi thứ đều là của anh chị còn tôi chỉ có một khoảnh vườn và cây khế.
Đến mùa khế, cây khế sai trĩu quả, tôi mừng thầm vì có thể đem khế đi bán kiếm đồng mua gạo mua rau. Thế nhưng bỗng dưng lại có com chim đen ở đâu bay đến, nó cứ đậu trên cây mà mổ khế rồi ăn, ăn hết quả này lại đến quả khác, tôi thấy xót ruột bèn nói với chim "Chim ơi, có ăn chỉ ăn một hai quả thôi, chứ ăn nhiều thế khế đâu tôi bán". Ai ngờ chim kia lại biết nói tiếng người, còn bảo tôi rằng "Ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng".
Hôm sau chim bay đến chở tôi ra một hòn đảo hoang, ở đây rất nhiều vàng bạc châu báu, thế nhưng tôi chỉ lấy đủ số vàng bằng số quả khế chim đã ăn. Lấy xong chim lại chở tôi bay về nhà, từ đó tôi trở nên giàu sang. Anh chị tôi biết chuyện, khăng khăng muốn đổi toàn bộ gia tài chỉ để lấy cây khế, tôi không nghĩ ngợi nhiều liền đồng ý. Ai ngờ, chim cũng đến ăn khế, bảo may túi ba gang trả vàng nhưng anh tôi may túi mười gang. Đến khi ra đảo lấy vàng vì anh tôi lấy quá nhiều, vàng quá nặng chim không thể bay nổi nên đã ngã và rơi xuống biển sâu.
Từ ngày anh tôi chết tôi vẫn luôn buồn phiền, nhưng thiết nghĩ cũng tại anh tôi quá tham lam nên mới ra nông nỗi này.
Kể lại đoạn 3 bằng lời anh Núp :
Tôi mở những món quà mà Đại hội đã trao tặng cho tôi để tất cả bà con dân bản cùng xem. Đó là một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy. Trông Bác Hồ thật giản dị và gần gũi như một vị già làng. Tôi còn được tặng một bộ quần áo mới bằng lụa của Bác Hồ, một lá cờ đẹp có thêu chữ, một huân chương để khen thưởng cả dân làng bản và một huân chương nữa cho riêng tôi.
Dân làng thích thú lắm. Ai cũng trầm trồ khen ngợi. Họ rủ nhau đi rửa cả hai tay cho thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi mới trân trọng cầm các tặng phẩm lên xem. Người này xem xong lại chuyện cho người khác xem. Chả mấy mà đêm đã về khuya nhưng bà con vẫn còn chưa muốn về nhà ngủ.