Từ những hiểu biết của em về nhân vật “tôi” trong tác phẩm “Cố Hương”, em hãy nói về tình cảm của mỗi con người với quê hương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội.
Bạn tham khảo ạ.Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội.
em hiểu gì về cố hương hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về tình cảm quê hường trong mỗi con người
Tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Em tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.
Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng
Quê hương là nơi cất giữ nhiều kỉ niệm của mỗi con người, nhiều người lớn lên với nhiều tuổi thơ đáng nhớ . Vậy nên chỉ có quê hương mới có những điều như vậy .Và nhiều người đã đi lên thành phố lập nghiệp nhưng họ vẫn nghĩ về quê hương thân yêu của mình , vẫn trở về quê hương sau những ngày vất vả và lăn lộn ngoài đường.Chỉ có trở về mới giải tỏa hết muộn phiền trong lòng , xoa tan cảm xúc buồn rầu . Mang đến nhiều niềm vui cho họ .
Tham khảo:Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.
Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế đẹp mộng mơ.
“Cố hương” của Lỗ Tấn là một câu chuyện của nhân vật tôi kể về chuyến thăm quê hương sau hai mươi năm xa cách với những thay đổi bất ngờ.
Sau hai mươi mấy năm trở về quê hương, bây giờ nhân vật “tôi” mới có dịp trở lại quê hương mình để thăm. Lần về thăm này nhân vật cảm thấy xúc động, tâm trạng lẫn lộn xen nhau, vui có, buồn có, và những ước mơ xa xôi cũng có khiến cho nhân vật tôi vô cùng khó xử khi nghĩ đến cảnh gặp lại những người thân nơi quê nhà, nơi có người bạn thân thủa thơ ấu.
Trên đường về quê ngồi trên chiếc thuyền lòng của nhân vật tôi rộn lên biết bao nhiêu là cảm xúc mừng vui, xốn xang. Gần đến nơi thì “tôi nhìn thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” lúc này lòng của nhân vật tôi bỗng buồn bởi quê hương chẳng thay đổi được diện mạo chút nào, vẫn xơ xác, tiêu điều và hiu quạnh biết bao nhưng trong lòng của nhân vật tôi lại thấy rất gần gũi,rất thân quen với cái thời thơ ấu của mình
Ở lại quê tận những chín ngày nhưng nhân vật tôi không đi thăm hết bà con được, tôi chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ buôn bán đồ đạc và thu dọn nhà cửa để cho thời gian có thể trôi nhanh đi, mặc dù trước đây nhân vật rất muốn về thăm quê hương nhưng khi tôi trở về thì bỗng nhân ra rằng mọi người xung quanh đã dọn đi hết, cảnh tượng hiu vắng lại hiện ra trước mắt. Hình ảnh người bạn thời thơ ấu lại hiện ra trước mắt đó chính là Nhuận Thổ, suốt mấy chục năn trôi qua nhưng tình bạn ấy, hình ảnh ấy vẫn đẹp đẽ và trong sáng biết bao nhiêu.
Đó là hình ảnh hai người bạn dễ tâm đầu ý hợp sống hồn nhiên vô tư thời ấy với nhiều những trò chơi. Hồi nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé có nước da ngăm đen, tay cầm đinh ba đang rình con tra để bảo vệ ruộng lúa, ruộng dưa vẫn còn in đậm trong trái tim của nhân vật tôi. Lúc này tôi bồn chồn và lo lắng trông ngóng người bạn của mình, người bạn đã từng kề vai sát cánh một thời đó là Nhuận Thổ. Khi Nhuận Thổ xuất hiện thì nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”, Nhuận Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó. Nhân vật muốn tâm sự, muốn nói với Nhuận Thổ bao điều nhưng mà cổ họng ông lại nghẹn đắng lại chỉ biết đứng im lặng nhìn bạn mình.
Tôi chỉ biết thương cho gia đình của Nhuận Thổ chứ không giúp được gì và sự an ủi của nhân vật tôi cũng đã phần nào vơi đi được nỗi buồn trong lòng của Nhuận Thổ.
Bây giờ trong đầu của nhân vật tôi không còn hình bóng của một cậu bé có nước da bánh mật, thông minh nhanh nhẹn, mà thay vào đó là cả một khuôn mặt già nua vì in hằn tuổi tác,in hằn nỗi vất vả và khó nhọc của cuộc sống đời thường.
Đối với nhân vật tôi bây giờ quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức của mỗi người, và quê hương đối với nhân vật tôi cũng vậy nhưng giờ đây cái hoang tàn và xơ xác của chốn làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong lòng của nhân vật tôi. Không những là người bạn Nhuận Thổ mà trong lòng người khác cũng cằn cỗi trong suy nghĩ. Phải chăng do cuộc sống quá vất vả và bon chen làm cho tất cả mọi người trở thành một con người hoàn toàn khác.
Giờ đây nhân vật tôi và mọi người như một bức hình có sự ngăn cách và nhân vật tôi chỉ biết ngậm mùi, khi biết tình bạn giữa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì nhân vật tôi đã cầu mong cho tình bạn của chúng không có sự ngăn cách như mình và Nhuận Thổ.
Một lần về thăm quê hương đã nhen nhóm trong lòng nhân vật tôi bao nhiêu nỗi suy tư và phiền muộn đến day dứt nhưng quê hương trong lòng mỗi người có lẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trái tim.