K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

3 tháng 3 2021

câu nghi vấn Hồn ở đâu bây giờ?

 

3 tháng 3 2021

Câu nghi vấn: Những người muôn năm cũ

                       Hồn ở đâu bây giờ?

Chức năng: bộc lộ cảm xúc

7 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B

26 tháng 3 2022

Câu 1 : Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm "Ông đồ"

`-` Tác giả : Vũ Đình Liên

Câu 2 : PTBĐ chính : biểu cảm

Câu 3 : ND chính : thể hiện niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, chữ nho - một nét đẹp văn hóa của dân tộc. 

11 tháng 2 2022

Câu 1 : 

Câu nghi vấn  : Hồn ở đâu bây giờ?

Tác dụng : Khẳng định 1 sự việc xảy ra

Câu 2 

Nói về thời kì suy tàn của ông đồ , sự vắng bóng của ông đồ khiến mọi thứ trở lên vắng vẻ

13 tháng 1 2021

Tham khảo:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ.

Khổ cuối bài thơ đã cho thấy nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của nhà thơ đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc. Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa". Kết cấu đầu cuối tương ứng, Tứ thơ cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm hụt hẫng, cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian, giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, trở thành những con người của một thời quá vãng. Hai câu cuối gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ sâu xa, thể hiện niềm tiếc nuối, xót xa của tác giả. Hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm. Câu hỏi như 1 sự khắc khoải kiếm tìm. Hỏi nhưng không phải để hỏi mà la để tự vấn để  thể hiện nỗi lòng ân hận của cả một thế hệ đã bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ.  Đó cũng là một khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. 

 
13 tháng 1 2021

Tham khảo:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ.

Khổ cuối bài thơ đã cho thấy nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của nhà thơ đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc. Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa". Kết cấu đầu cuối tương ứng, Tứ thơ cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm hụt hẫng, cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian, giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, trở thành những con người của một thời quá vãng. Hai câu cuối gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ sâu xa, thể hiện niềm tiếc nuối, xót xa của tác giả. Hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm. Câu hỏi như 1 sự khắc khoải kiếm tìm. Hỏi nhưng không phải để hỏi mà la để tự vấn để  thể hiện nỗi lòng ân hận của cả một thế hệ đã bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ.  Đó cũng là một khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên.