Phân tích đoạn thơ dưới
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sang thu là những vần thơ hay nhất đời thơ Hữu Thỉnh và bài thơ đã tạo được ấn tượng, dấu hiệu đầu tiên về mùa thu ngay ở khổ thơ đầu:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về."
Mùa thu là mùa đẹp nhất, là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhân loại. Hữu Thỉnh cũng góp một mảnh ghép về mùa thu bằng những hình ảnh thơ độc đáo, đó là hương ổi. Hương ổi mang tới cho mùa thu sự dịu nhẹ, là hương vị mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Chữ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, niềm vui, sự ngạc nhiên của tác giả khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. Động từ "phả" khiến câu thơ như lan tỏa hương vị nồng nàn của hương ổi trong không gian. Không chỉ vậy, những tín hiệu báo thu sang tiếp tục được cảm nhận qua hình ảnh sương thu. Phép nhân hóa "sương chùng chình" đã diễn tả sự ngập ngừng, vấn vương, có gì như bâng khuâng, nửa muốn đi, nửa không muốn rời bỏ của làn sương. Hai chữ "hình như" là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác (sương chùng chình) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ.
Câu chủ đề: Câu "Sang thu là... khổ thơ đầu".
Câu ghép: là câu được gạch chân.
Sang thu là những vần thơ hay nhất đời thơ Hữu Thỉnh và bài thơ đã tạo được ấn tượng, dấu hiệu đầu tiên về mùa thu ngay ở khổ thơ đầu:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về."
Mùa thu là mùa đẹp nhất, là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhân loại. Hữu Thỉnh cũng góp một mảnh ghép về mùa thu bằng những hình ảnh thơ độc đáo, đó là hương ổi. Hương ổi mang tới cho mùa thu sự dịu nhẹ, là hương vị mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Chữ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, niềm vui, sự ngạc nhiên của tác giả khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. Động từ "phả" khiến câu thơ như lan tỏa hương vị nồng nàn của hương ổi trong không gian. Không chỉ vậy, những tín hiệu báo thu sang tiếp tục được cảm nhận qua hình ảnh sương thu. Phép nhân hóa "sương chùng chình" đã diễn tả sự ngập ngừng, vấn vương, có gì như bâng khuâng, nửa muốn đi, nửa không muốn rời bỏ của làn sương. Hai chữ "hình như" là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác (sương chùng chình) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ.
Câu chủ đề: Câu "Sang thu là... khổ thơ đầu".
Câu ghép: là câu được gạch chân.
Tham khảo:
Ta có thể thấy rằng: 8 câu thơ trên là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ, nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo và giàu đức hi sinh của nàng. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng.
Nếu những câu thơ đầu tiên của Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau thì ba câu thơ cuối chính là nhãn tự của cả bài, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽ, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.
Bạn ơi cho mình xin phần mở bài và kết bài vs ạ