Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Cảm nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ bằng 1 đoạn văn ngắn (2d)
Bài Làm
Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Chúng ta vẫn gặp những áng văn, bài thơ viết rất hay, rất chân thực và xúc động về tình yêu thương cao cả mà cha mẹ dành cho con. Đối với những đứa con thì cha mẹ là điều tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời. Dù thời gian bao lâu, dù con người ta già đi thì tình yêu của cha mẹ dành cho con luôn bao la.
Em là một người con, em yêu những gì cha mẹ dành cho em. Có lẽ đối với một đứa lớp 7 thì cái cảm nhận sâu sắc về tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ thực sự chưa được rõ ràng. Nhưng em nghĩ rằng trong ý thức em cũng đã nhận ra được vai trò, tầm quan trọng của cha và mẹ trong cuộc đời em.
Chí ít là từ lúc em lọt lòng cho đến bây giờ thì ba mẹ luôn là người đi sát bên cạnh theo dõi, nâng đỡ và chăm sóc em từng li từng tí. Mỗi người đều có cách cảm nhận riêng về tình cảm thiêng liêng, cao quý đó. Nhưng có lẽ đều có một điều chung nhất dành cho ba mẹ chính là yêu ba mẹ nhiều như ba mẹ đã yêu mình. Tình cảm , sự yêu thương của ba mẹ không phải là một điều gì đó quá xa xôi, quá lớn lao, vĩ đại. Thực ra nó chỉ là những điều bình dị chúng ta vẫn thấy hằng ngày, vẫn nhận hằng ngày từ người đã sinh ra ta. Từ lúc chúng ta còn ở trong bụng mẹ , ba mẹ là người bạn duy nhất tâm tình, thủ thỉ và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Dù chúng ta chưa biết nói chuyện, nhưng chúng ta ý thức được có một người luôn ở bên chở che và bảo vệ. Đó là người mẹ , người ba chúng ta chưa gặp mặt, nhưng chắc chắn rằng đó là người dành hết tình yêu thương cho chúng ta. Tình cảm của ba mẹ thật cao quý, xuất phát từ trái tim, từ dòng máu chảy trong người chúng ta. Tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ -thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Khi chúng ta chào đời, khi cất những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì ba mẹ chính là người ở bên động viên, nâng đỡ chúng ta đứng dậy khi vấp ngã. Ba và mẹ là người lau đi những giọt nước mắt nóng hổi còn lăn đầy trên má.
Cuộc sống của mẹ dù chật vật, khó khăn thì ba mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Dù ba mẹ ăn cơm cà, cơm muối thì ba mẹ vẫn sẽ cố gắng kiếm tiền mua thịt, mua cá cho con. Ba mẹ chưa ăn gì thì vẫn sẽ bảo ba mẹ no rồi mỗi khi nhìn con ăn ngon lành. Đó là tình cảm của cha mẹ, là sự hi sinh vô cùng lớn lao mà chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu đến suốt cuộc đời.
Gió sương của cuộc đời khiến cho cha mẹ càng ngày càng già đi, những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện sau khóe mắt, đôi bàn tay chai sạn nhưng cha mẹ chưa bao giờ kêu than một câu nào. Bởi cha mẹ hiểu rằng con sống vui, sống khỏe, đó chính là món quà tuyệt
vời nhất mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ trong kiếp này. Có lẽ không ai trong chúng ta quên được tuổi thơ có mẹ, có ba, có tình yêu thương vô điều kiện của họ. Dù ba và mẹ chưa bao giờ nói rằng ba mẹ yêu con nhiều lắm nhưng trong thâm tâm của ba mẹ điều đó là duy nhất, là hiển nhiên. ba mẹ là người tuyệt vời nhất trong cuộc đời này của những đứa con, bởi chẳng
có ai nào bỏ ra hơn nửa cuộc đời mình để yêu thương vô điều kiện những đứa con như ba và mẹ . Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái quả là tình cảm thiêng liêng và quá vĩ đại.
Những ai còn cha mẹ, những ai đã không còn cha mẹ thì họ vẫn luôn dành tình yêu thương lớn nhất dành cho người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta thành người có ích cho xã hội. Mỗi người ba , một người mẹ có một cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, có người mẹ hiền dịu, có người ba nghiêm khắc, có người ba và mẹ lạnh lùng nhưng trong thâm tâm họ thì dù không cách này thì theo cách khác điều mà họ muốn dành cho con chính là tình yêu lớn nhất. Bởi vậy những đứa con, phải sống sao cho đừng khiến cho cha mẹ buồn lòng nhiều. Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều vấp ngã, dù cho không có ai ở bên cạnh thì ba mẹ là người có thể sẵn sàng ở bên con, động viên và an ủi con vượt qua khó khăn.
CHA MẸ – người mà chúng ta trân trọng suốt đời, yêu thương suốt đời. Chúng ta những đứa con hãy yêu thương cha thương mẹ khi còn có thể, để sau này không phải hối tiếc.
Câu 2: Cảm nghĩ về câu ca dao sau bằng 1 bài văn ngắn ( 3đ)
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
Bài Làm
Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lòi than thân buồn tủi:
Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình .”Câu ca dao trên là một lời than thân đầy xót xa, ngậm ngùi. Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên. Qua đó, ngoài phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch,mà còn cho người đọc thấy được sự oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Câu ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày
Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.
Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của tấm lựa đào đang phất phới giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giới nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Số phận của họ như tấm lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước: Ví đây đổi phận làm trai được. Những ước muốn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực?
Câu 3 : Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em ( 4đ )
Bài Làm
Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh làân em như trái tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?
Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.
Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.
Quê hương em có bãi biển Sầm Sơn vô cùng nổi tiếng. Hè năm nào cũng vậy, mẹ lại đưa em đi du lịch ở bãi biển Sầm Sơn. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây mới đẹp làm sao! Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển thì xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Khi em đứng trước bờ biển lắng tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Tất cả giống như một bức tranh được vẽ bởi họa sĩ vậy. Em cảm thấy rất tự hào về những nét đẹp của quê hương mình. Em còn vô cùng yêu mến người dân nơi đây, họ thân thiện .
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí yêu người anh em".
Đúng vậy, chắt chiu trong lời ru của mẹ, người mẹ đã khuyên nhủ con rằng trong cuộc sống này không ai có thể sống một mình được, phải có bạn bè anh em thì mới làm nên cuộc sống muôn màu. Vậy đấy, trong cuộc sống của mỗi người nói riêng và mọi người nói chung thì tình bạn có vai trò hết sức quan trọng, bạn là người tri âm tri kỉ nâng đỡ ta giúp đỡ ta dìu dắt ta trong cuộc sống muôn vàn những khó khăn chông gai trắc trở.
Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn trắc trở, không ai có thể biết điều gì đang chờ đợi ta trước mắt. Có muôn vàn những nẻo đường trong thế giới này. Có những nẻo đường trải đầy hoa hồng nhung lụa và phía cuối con đường là ánh hào quang rực rỡ. Nhưng có những con đường gập ghềnh đầy chông gai không bằng phẳng như chúng ta từng mong đợi và ai biết cái gì sẽ đợi ta cuối con đường đầy sỏi đá đó.
Cuộc sống là vậy, giống như thiên nhiên có mùa ấm áp, có mùa nắng nôi, có mùa bão giông chớp nổi. Nắng đấy trời xanh cao và đẹp đấy nhưng bỗng chuyển mây giông xám xịt được ngay. Cuộc đời con người cũng vậy giống như một con đường dài hun hút mà không biết cái gì sẽ đợi ta trước mắt, vì vậy trong mọi hành trình cuộc sống ta luôn cần có một người bạn thân bên mình luôn quan tâm và chia sẻ.
Vậy bạn là gì và tình bạn là gì? Bạn là người luôn sát cánh bên ta luôn chia sẻ niềm vui và nỗi buồn hoạn nạn và khó khăn, bạn là bờ vai để ta dựa vào khi yếu lòng, là cánh tay dang rộng khi ta sai lầm và biết sửa chữa, là lời khuyên nhủ khi ta sai trái, là người kề cận chia sẻ niềm vui, là đôi cánh nâng đỡ khi ta cảm thấy cuộc sống này mất hết ý nghĩa, bạn là người thầy lớn là tấm gương ta soi vào và học hỏi và hơn hết bạn là người sau cùng luôn kề cận bên ta khi mọi người đã bỏ ta mà ra đi.
Tình bạn chỉ có được ở những trái tim đồng điệu và thành thật không chút giả dối và vụ lợi. Trong cuộc sống này ta có rất nhiều người bạn khác nhau và ở mỗi người bạn ấy ta lại học được thêm những điều mà không ở trường lớp sách vở nào có thể dạy ta. Tình bạn không có một ranh giới nào cả. Bạn có thể là người bạn cùng theo ta từ thuở còn cắp sách tới trường hay đó cũng có thể là những người bạn mà ta bắt gặp trong cuộc sống và công việc.
Không phân biệt tuổi tác địa vị xã hội, giàu sang hay nghèo khó, giới tính và chủng tộc, sắc tộc hay màu da, tình bạn chỉ nảy sinh ở những tâm hồn đồng điệu yêu thương quý mến và thấu hiểu tính cách của nhau. Bạn một từ tuy đơn giản nhưng chứa đựng trong nó những hàm ý vô cùng sâu sắc. Để tìm được một người tri âm tri kỉ trong cuộc sống như những tình bạn nổi tiếng trong lịch sử: Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, Các Mác và Ăng ghen, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thì quả thật không phải đơn giản.
Có người cả đời đi tìm một tình bạn chân chính đúng nghĩa nhưng không bao giờ họ có thể tìm ra. Xã hội rất rộng và lòng người cũng rất sâu nên nếu tìm thấy một người bạn tri kỉ trong cuộc đời thì ta đã đang nắm giữ một viên ngọc quý mà không một điều gì có thể đáp đổi. Có rất nhiều câu danh ngôn, ngạn ngữ nói về tình bạn và thế nào là một người bạn tốt.
Tuân Tử ở Trung Quốc đã có một câu nói rất nổi tiếng về tình bạn rất đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ là kẻ thù của ta”. Bạn cũng có rất nhiều kiểu người họ đến với ta với nhiều mục đích khác nhau vì vậy đúng như các cụ ta đã dạy chúng ta cần có một nhãn quan thật là tinh tường để chọn bạn mà chơi.
Nếu tìm được một người bạn tốt xây dựng được một tình bạn trong sáng thì sẽ thúc đẩy ta tiến lên giống như việc học mà tìm được một người thầy giỏi, người đau mắt mà tìm được thuốc chữa sáng mắt, người đi trong đêm tối mà bỗng có ngọn đuốc trong tay.
[[ Phần a ]]
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
bn chép mạng đúng k, k thì k bao h có hình và như 1 bài văn vây, đề bài chỉ là 1 đoạn thôi mà
Tham khảo:
Tiếng "Bà" là một tiếng gọi rất dỗi bình dị, giản đơn nhưng lại chan chứa đầy tình yêu thương. Từ thuở nhỏ, hình ảnh người bà đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong lòng mỗi người. Bà hiền hậu ôn tồn dạy bảo con cháu, người bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng, người bà chở che trước những trận đòn của ba,... Tất cả hình ảnh đó là một phần tuổi thơ tôi.
Ta cũng tìm được một người bà như vậy Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, nó đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều cảm xúc đọng lại trong lòng tôi về tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Bài thơ cũng đã gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương bình dị của người bà. Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà. Bà chăm sóc đàn gà, mong sao cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu, cái ước muốn giản đơn vậy thôi và dù ống quần rộng, áo trúc bâu thì người cháu cũng không chê vì hiểu được tình yêu thương và sự vất vả mà bà đã dành cho mình. Người chiến sĩ trong bài không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ đã làm tôi xúc động, tôi chỉ có thể nói rằng bài thơ này quá hay!
Tình bạn là một thứ rất quan trọng nó làm chúng cảm thấy vui nhưng lại là có lúc buồn mình thích tình bạn vì có người chia sẻ nỗi buồn và niềm vui
Ông cha ta từng có câu:
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau”
Con nguời không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Như nhà văn Thomas Hughs từng nói: “Phước thay người nào đó có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng Đế.” Quả thật như thế, tình bạn có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta.
Con người từ khi sinh ra đến ngày trưởng thành không ai không có bạn. Tình bạn rất gần gũi, giản dị chứ không xa vời hay khó nói như nhiều thứ tình cảm khác. Tình bạn là một phạm trù xã hội, được dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh… mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tình bạn có thể là bạn tri kỉ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng minh hay bạn chiến đấu. Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta. Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tăm tối, là người sẽ luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc. Nhưng tại sao ta cần phải có bạn? Phải chăng vì bạn là người luôn ở bên ta như câu nói: “Ở nhà thì nhờ ba mẹ, ra đường thì nhờ bạn bè”. Có lẽ vì vậy mà bạn bè rất quan trọng, nếu ai không có bạn thì đó là một thiệt thòi lớn trong đời. Có bạn là điều hạnh phúc nhất của mỗi cuộc đời như nhà văn A.Manzoni đã nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm tâm sự thầm kín. Tình bạn đến với mỗi chúng ta một cách rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát từ trái tim của mỗi người.
Trong cuộc sống, tình bạn được biều hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Bất cứ thời đại nào cung tồn tại rất nhiều tình bạn đẹp. Chẳng hạn như tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ ngày xưa. Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu Bình không những không chê bai mà còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho Dương Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ ăn mày rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa, Dương Lễ đã nhờ vợ mình giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ đạt làm quan. Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và Ăng-ghen. Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn.. Đó mới chính là tình bạn chân thành và cao quý.
Bên cạnh tình bạn chân chính còn có tình bạn không chân chính. Đó là tinh bạn dựa trên sự giả dối và lợi dụng. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cả. Bởi tình bạn được xây dựng dựa trên những tình cảm, những cảm xúc chân thành nhất. Chính vì vậy, nếu thiếu đi những thứ này, tình bạn sẽ không bao giờ bền vững.Viên pha lê “tình bạn” óng ánh kia sẽ không còn sáng lấp lánh nữa mà thay vào đó là những ánh sáng mờ nhạt, đen tối.Tình bạn dối lừa sẽ làm cho con người ta mất đi nhân phẩm, đạo đức của mình. Tình bạn dối trá sẽ khiến cho hai chữ “tình bạn” không còn thiêng liêng và cao quý nữa. Tình bạn này sẽ khiến cho bất cứ ai trong cuộc đều cảm thấy buồn phiền và thất vọng. Không những ta đã gây cho người khác sự tổn thương mà chính ta cũng bị tổn thương ngược lại bởi những gì ta đã gây ra. Vì vậy, chúng ta cần tránh xa thứ tình bạn đáng xấu xa này.
Tình bạn là một trải nghiệm lí thú của cuộc đời mỗi người. Tình bạn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Chính nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống. Không những thế, tình bạn giúp cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa, đúng như Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.”