Giải thích tại sao sự phát triển nông nghiệp ở châu Á có sự khác nhau giữa hai khu vực?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số nét về ngành dịch vụ châu Á
- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.
- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.
Câu 2.
- Khí hậu:
Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
+, Mùa đông: lạnh khô
+, Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.
=> Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.
Khí hậu thay đổi theo độ cao.
Phía Tây Bắc ít mưa( Hoang mạc Thar)
Sông ngòi:
- Sông Ấn, sông Hồng, sông Bra- ma- mút.
Cảnh quan:
Đa dạng: - Rừng nhiệt đới ẩm
- Xa van và cây bụi
- Hoang mạc
- Cảnh quan núi cao.
1.
a. Khí hậu:- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.b . Sông ngòi:- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.c. Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:- Phân bố: Khu vực Đông Âu.- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.Đặc điểm môi trường địa trung hải:- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều; mùa hè nóng, khô.- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.* Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :- Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:– Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.– Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng. * Trồng lúa nước - Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. (0,5 điểm) - Sản lượng lúa không ngừng tăng: từ 103 triệu tấn (1985) → 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là Inđônêxia (53,1 triệu tấn). (0,5 điểm) - Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. (0,5 điểm) - Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực (về vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển). (0,5 điểm) * Trồng cây công nghiệp (1 điểm) - Cao su trồng nhiều ở Thái Lan, Inđônêixia, Malaixia và Việt Nam - Cà phê và hồ tiêu trồng ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan. - Cây lấy dầu, lấy sợi. - Sản phẩm cây công nghiệp: xuất khẩu thu ngoại tệ. - Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực. * Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản (1 điểm) - Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng đàn gia súc khá lớn. - Trâu bò: Mianma, Inđônêxia. Thái Lan và Việt Nam. - Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia. - Gia cầm: chăn nuôi nhiều. - Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản: là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển do có lợi thế về sông, biển
- Nền nông nghiệp nhiệt đới.
Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.
- Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực, được trồng nhiều ở các đồng bằng. Sản lượng không ngừng tăng (đạt 161 triệu tấn, năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).
Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.
- Trồng cây công nghiệp: chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ cây lấy dầu, lấy sợi. Cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở hầu hết các nước.
- Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan,.In-đô-nê-xi-a. Gia cầm được nuôi nhiều.. Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển.
Bài 1 :
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :
—Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
Bài 2:
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?
Trả lời:
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước :
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo, Malaysia.
Bài 3:
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Câu 1:
* Thuận lợi :
+có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn.
+Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng.
+Các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào.
*Khó khăn :
+Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
+Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.