K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II/ PHẦN TỰ LUẬN                                                                                                                                                                                    Bài 1: Đặt tính rồi tính a/. 45786 – 9763 ;  b/. 564963 + 987565      c/. 3786 x 7   d/. 31612 : 7 Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện.  a, 359 + 784 + 641 + 216                                                                                                               ...
Đọc tiếp

II/ PHẦN TỰ LUẬN                                                                                                                                                                                   

 

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a/. 45786 – 9763 ;  b/. 564963 + 987565      c/. 3786 x 7   d/. 31612 : 7

 

Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện.

  a, 359 + 784 + 641 + 216       

                                                 

                                                 

                b, 456375 + 3956 – 375 – 56  

 

Bài 3:

Tính giá trị của biểu thức a + b + c nếu, a = 10, b = 25, c = 29.

 

Bài 4:

  Tuổi mẹ và tuổi con cộng lại được 41 tuổi. Mẹ hơn con 27 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?

Bài 5:

Một của hàng bán gạo, ngày đầu bán được 320 kg gạo, ngày thứ hai bán được 425 kg gạo, ngày thứ ba bán được 371 kg gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu Kilôgam gạo?

mong được sự trợ giúp của mọi người

0
10 tháng 1 2022

bạn ghi câu hỏi ra đi

10 tháng 1 2022

câu hỏi đâu bạn

8 tháng 11 2018

- Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

- Nội dung và nghệ thuật bài thơ:

   + Nội dung: Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

   + Nghệ thuật : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ

31 tháng 12 2019

Đáp án

- Bài thơ “Bánh trôi nước” gồm hai lớp nghĩa:

   + Nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín.

   + Nghĩa thứ hai: phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trong hai nghĩa trên nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ đó là nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung.

1 tháng 2 2017

Đáp án

- Chép đúng 3 câu còn lại của bài ca dao.

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

- Nêu được nét chính về nội dung và nghệ thuật thông qua một số ý sau:

+ Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái

• So sánh công cha với núi, nghĩa mẹ với nước - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.

• Sử dụng phép đối: Công cha – Nghĩa mẹ; Núi ngất trời - nước biển Đông => Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao.

+ Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.

• “Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.

• Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ

25 tháng 6 2018

a. Chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo:

      Ta làm con chim hót

      Ta làm một cành hoa

      Ta nhập vào hoà ca

      Một nốt trầm xao xuyến.

      Một mùa xuân nho nhỏ

      Lặng lẽ dâng cho đời

      Dù là tuổi hai mươi

      Dù là khi tóc bạc.

b. Nêu cảm nhận của em về ước nguyện sống cao đẹp của tác giả trong đoạn thơ trên.

HS nêu được các ý cơ bản sau:

   - 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc.

   - Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” nghệ thuật lặp “Ta làm” thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi,

   - Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng.

11 tháng 11 2018

a.

   Bỗng nhận ra hương ổi

   Phả vào trong gió se

   Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về

b. Câu thơ trên trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Nội dung chính của bài thơ đó là cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của đất trời khi sang thu và những suy nghĩ, chiêm nghiệm của ông về cuộc đời.

c. Viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

   - HS viết được đoạn văn diễn dịch có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

   - HS chỉ ra được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ 

      + Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước. Sự bất ngờ đó là cơ duyên nhưng đồng thời cũng là may mắn khi tác giả được trực tiếp ngắm nhìn sự chuyển biến của đất trời giao mùa từ hạ sang thu.

      + Mùi hương đặc biệt báo hiệu mùa thu: hương ổi phả vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ…là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!

      + Phả: động từ diễn tả sự chủ động tác động của mùa thu vào cảnh vật.

      + Hình như diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc, ngỡ ngàng, chưa thể tin được vì những cảm nhận ở trên còn rất mơ hồ.

   → Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.

25 tháng 1 2019

23 tháng 2 2018

Đáp số:  26 15

11 tháng 9 2018

Đáp án

- Chép chính xác:

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em” : xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.

28 tháng 7 2019