Cho các phát biểu sau:
(1) Khi để rớt H 2 S O 4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay.
(2) Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào vải sợi bông, chỗ vải đó dần mủn ra rồi mới bục.
(3) Từ xenlulozơ và tinh bột có thể chế tạo thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo.
(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(5) Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng gương.
(6) Khi ăn mía ta thường thấy phần gốc ngọt hơn phần ngọn.
(7) Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Trong các phát biểu đã cho, có phát biểu đúng: (1), (2), (4), (6), (7).
(1) và (2) đúng. Khi để rớt H 2 S O 4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông (có thành phần là xenlulozơ), chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay là do H 2 S O 4 đặc có tính háo nước và làm xenlulozơ bị than hóa. Còn khi rớt HCl vào vải sợi bông, xenlulozơ bị thủy phân dưới xúc tác axit vô cơ nên dần mủn ra sau đó mới bị bục.
(3) sai. Tinh bột không dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo.
(4) đúng. Khi thủy phân hỗn hợp tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất là glucozơ.
(5) sai. Trong phân tử của tinh bột và xenlulozơ không có nhóm –CHO (hoặc nhóm có thể chuyển hóa thành nhóm –CHO trong môi trường kiềm) nên tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
(6) đúng.
(7) đúng. Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô, ...), củ, quả. Tinh bột chứa trong hạt là nguồn dự trữ nguyên liệu và năng lượng cho hạt nảy mầm thành cây con.