Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long là
A. diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều.
B. diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm.
C. thiếu nước ngọt vào mùa khô.
D. diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án D
Đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích đất phù sa lớn (khoảng 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm 30\% diện tích đồng bằng), rất màu mỡ, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước. Đây là những khó khăn nổi bật làm ảnh hưởng đến việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đáp án: D
Giải thích: Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ở vùng này có sự tương phản sâu sắc về mùa khô – mùa mưa và gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đời sống hằng ngày.
refer:
1.Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất, chiếm gần ¾ tổng diện tích rừng ngập mặn của cả 6 tỉnh (64,258 ha), còn Bạc Liêu (4%), Bến Tre (5%) và Kiên Giang (5%) là các tỉnh có tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng diện tích rừng ngập mặn.
2.Đất phèn hoạt động gồm 4 đơn vị đất sau:
Đất phèn hoạt động nông
- mặn, ký hiệu Sj1M, diện tích 118.460 ha, phân bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long. Đất phèn hoạt động sâu
- mặn, ký hiệu Sj2M, diện tích 324.770 ha, phân bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long...
3.
-Du lịch sinh thái miệt vườn là loại hình du lịch đặc trưng ở khu vực Nam Bộ. ...
-Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển dựa vào các nguồn lực sẵn có của thiên nhiên và nền văn hóa bản địa. ...
Cải tạo đất đai, đất phèn và đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long mang ý nghĩa lớn đối với khu vực này và đất nước Việt Nam trong tổng thể. Đầu tiên, việc này giúp gia tăng năng suất nông nghiệp và sản xuất thực phẩm, đặc biệt là đất đai cải tạo có thể trở thành nền đất tốt cho việc trồng cây trồng lương thực và cây công nghiệp. Điều này có vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp thực phẩm cho dân số đang tăng lên không ngừng và cải thiện cuộc sống của nông dân.
Thứ hai, cải tạo đất đai, đất phèn và đất mặn giúp đa dạng hóa nền kinh tế của khu vực. Khả năng sử dụng đất này cho các mục tiêu khác nhau như công nghiệp, dịch vụ, và kinh tế biển tạo ra cơ hội phát triển kinh tế đa ngành và giảm bớt sự phụ thuộc vào một nguồn lực hay ngành nghề duy nhất.
Thứ ba, việc cải tạo đất cũng góp phần bảo vệ môi trường. Nó giúp giảm nguy cơ xâm nhập của nước biển và nâng cao chất lượng đất, đồng thời giảm thiểu sự lún sụt đất và sạt lở. Điều này có lợi cho bảo vệ môi trường tự nhiên và duy trì nguồn tài nguyên đất.
Cuối cùng, cải tạo đất còn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế biển. Đất cải tạo có thể được sử dụng cho các hoạt động như nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối, giúp phát triển kinh tế biển mạnh mẽ.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Thuận lợi
+ Diện tích lớn, đất phù sa.
+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).
− Khó khăn
+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.
+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…
b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?
− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.
− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là: Biểu đồ tròn
Chọn đáp án D
Đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích đất phù sa lớn (khoảng 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm 30\% diện tích đồng bằng), rất màu mỡ, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước. Đây là những khó khăn nổi bật làm ảnh hưởng đến việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long.