Đề bài: Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có một lần, xem chương trình trên kênh Hà Nội, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.
Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.
Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.
Có một lần, xem chương trình trên kênh Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.
Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.
Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.
Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe-là một câu chuyện có thật, chính mắt tôi nhìn thấy. Câu chuyện nói về khả năng đặc biệt của con người. Đó chính là anh Bùi Văn Đông ở xã Hồng Giang, huyện Long Giang, tỉnh Bắc Giang.
Cũng như bao người dân khác ở trong xã, nhìn bề ngoài của anh trông không có một điểm gì đặc biệt. Thế nhưng anh lại có hàm răng rất khoẻ. Biệt tài của anh là có thể nhai nát bát đĩa, chén cốc bằng sành sứ. Trong khoảng thời gian ngắn, anh có thể nhai liền mấy cái đĩa và chén cốc. Khó tin phải không các bạn, bởi bình thường chúng ta ăn cơm, chẳng may nhai phải hạt sạn, ta cảm thấy đau răng và rợn người. Thế mà anh Đông lại nhai nát vụn sành sứ thì quả là một người tài giỏi.
Việc ăn sành sứ chỉ là một trong những biệt tài của anh. Anh còn dùng hàm răng chắc khoẻ của mình mở nắp 35 chai bia liền một lúc trong vòng 42, 43 giây trước sự chứng kiến đông đảo của bà con. Hôm đó, dân làng rất vui vì không những được chứng kiến tài năng của anh, mà sau đó họ còn được hả hê uống những chai bia do hàm răng của anh mở nắp. Thế nhưng chưa hết ngạc nhiên này họ lại chứng kiến ngạc nhiên khác. Đó là việc anh Bùi Văn Đông dùng hàm răng chắc khoẻ của mình đế nhấc bổng một chiếc xe đạp nặng 10kg và đi một đoạn đường dài là 67,2 mét.
Anh Bùi Văn Đông quả thật là một người có khả năng đặc biệt phải không các bạn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về những người có năng lực đặc biệt, các bạn hãy đến với các buổi phát hình của Đài truyền hình Việt Nam trên kênh VTV3, lúc 11 giờ 30, chủ nhật hàng tuần để chứng kiến những chuyện lạ Việt Nam. Câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn nghe được Đài truyền hình Việt Nam quay trực tiếp và phát sóng vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 5 năm 2005 đấy các bạn ạ!
Bài này kham khảo thôi nha bạn !!!
Bài của mình nè:
Có một lần, xem chương trình trên kênh Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.
Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.
Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.
Cho mình 1 👍 nha!
Trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3 vừa qua, em được ba cho đi xem Hội khoẻ của thanh niên thành phố, tổ chức tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Rất nhiều tiết mục hấp dẫn như Vovinam, vật tự do, Karatê, bóng bàn, bóng chuyền, cử tạ... nhưng em thích nhất vẫn là môn cử tạ. Vận động viên Huỳnh Quốc Long đã xứng đáng đoạt Huy chương Vàng trong cuộc thi này.
Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, lực sĩ Long bước ra sàn đấu giữa tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Anh rất trẻ, chỉ khoảng hơn hai mươi tuổi. Mái tóc đen hớt cao làm tăng thêm vẻ cương nghị của gương mặt chữ điền. Đôi mắt sáng, nụ cười thân thiện rất dễ gần.
Lực sĩ Long có một thân hình rất đẹp. Anh cao khoảng một mét bảy, nặng hơn bẩy mươi kí lô. Vai rộng, ngực nở, chân tay nổi bắp thịt cuồn cuộn trôg mới khoẻ mạnh làm sao! Nước da nâu bóng khiến cho anh trông giống như một pho tượng đồng đen sừng sững.
Lực sĩ khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả rồi bắt đầu bài thi đấu của mình. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ anh nâng bổng hai quả tạ sắt nặng hàng trăm kí giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc.
Có được thành công hôm nay, chắc chắn lực sĩ đã phải trải qua một quá trình khổ luyện lâu dài. Ngắm nhìn anh, em ao ước ngày mai lớn lên. em cũng sẽ có được một thân hình và một sức khoẻ như thế. Điểu đó chẳng dễ dàng gì nhưng ông cha ta đã dạy: Có chí thì nên.
Dàn ý về thần đồng tiếng Anh: Đỗ Nhật Nam
1. Viết về gì?
a) Viết về câu chuyện người có tài mà em đã được học hoặc được nghe kể: Đỗ Nhật Nam.....
b, Nêu lí do em thích câu chuyện đó: Khâm phục tài năng....
2. Tìm ý
a, Câu chuyện nói về ai hoặc sự việc gì?
- Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Vì sao em thích câu chuyện đó:
- Vì nhân vật trong câu chuyện tài giỏi, ham học
3. Sắp xếp ý
a, Giới thiệu chủ đề của đoạn văn : Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Nêu sự việc hoặc hành động thể hiện tài năng của nhân vật: Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối.
c, Nêu nhận xét về sự vật hoặc hành động của nhân vật qua đó làm rõ lí do em thích nhân vật: Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.
Tham khảo
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.
Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”
Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.
Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.
Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
Có một lần, xem chương trình trên kênh Hà Nội, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.
Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.
Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.