Trong Bài ca ngất ngưởng, từ "ngất ngưởng" được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ "ngất ngưởng" qua các văn cảnh sử dụng đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác biệt:
+ Ngôn ngữ bài ca ngất ngưởng phù hợp với nội dung, phong cách của Nguyễn Công Trứ tự do, có chút ngạo nghễ
+ Ngôn ngữ bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền, say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước
- Vị trí cao ngất ngưởng: là một vị trí cao trong xã hội có quyền thế.
- Thái độ ngất ngưởng: là một thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, vượt thế tục của con người.
Bài ca ngất ngưởng được sáng tác sau năm 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.
Đáp án cần chọn là: A
Cách giải thích nghĩa của từ | Bài ca ngất ngưởng | Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc |
Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị | Cước chú: 3: vào lồng 4: người tái thượng 5: đông phong
| Cước chú: 1: lòng dân trời tỏ 4: bòng bong 5: ống khói 1: mười tám ban võ nghệ 5: tầm vông 6: dao tu, nón gõ 2: chữ ấm |
Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa | Cước chú: 2. tài bộ | Cước chú: 3: cui cút 5: làng bộ 2: vây vá 13: theo dòng ở lính diễn binh 11: xác phàm 7: lụy 11: mộ |
Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ, sau đó nêu nghĩa chung của từ | Cước chú: 8: đạo sơ chung 6: cắc, tùng | Cước chú: 2: linh 1: tiếng phong hạc 2: tinh chiên 6: xa thư |
- Lần 1: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.
- Lần 2: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.
- Lần 3: Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.
- Lần 4: “Đời ai ngất ngưởng như ông!” Giữ vẹn đạp nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách của mình,... Từ “ngất ngưởng” này ứng với nhan đề bài hát nói, mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp các nét nghĩa ở trên.
Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định
- Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận
- Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:
+ Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả
+ Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường
+ Khẳng định cái chơi ngông hơn người
+ Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc