Lập dàn bài theo một trong những đề bài sau:
Tự giới thiệu về bản thân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, học sinh trường... nhà ở tại...
2. Thân bài:
* Kể một số chi tiết về gia đình và bản thân:
- Gia đình em gồm những ai? Làm nghề gì?
- Căn nhà em đang ở có đặc điểm gì?
- Bản thân em có năng khiếu, sở thích gì?
- Tình cảm của em đổi với gia đình, bè bạn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân:
- Yêu mến, gắn bó với gia đình, bè bạn.
- Mong muốn được làm quen với tất cả các bạn.
b)
Mở bài:
– Giới thiệu người bạn thân của em.
– Mối quan hệ hiện nay giữa em với bạn.
Thân bài.
1. Kể chuyện gặp gỡ và kết bạn.
– Hoàn cảnh gặp gỡ.
– Chuyện làm quen, kết thân.
2. Kể một mẩu chuyện về tình cảm của bạn đối với em.
3. Kể một mẩu chuyện về bạn với các bạn khác hoặc với thầy cô giáo.
4. Kể một mẩu chuyện về bạn với cha mẹ.
Kết bài:
– Tình cảm của em đối với bạn.
– Những mong ước về tình bạn.
d)1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
1. Mở bài: Lời chào và lí do giới thiệu.
2. Thân bài:
+ Tên, tuổi
+ Gia đình gồm những ai?
+ Công việc hàng ngày
+ Sở thích và nguyện vọng
3. Kết bài: Cảm ơn mọi người đã chú ý nghe
Mở bài
- Lời chào mở đầu
- Lý do giới thiệu về bạn mình
Thân bài:
Giới thiệu về tên tuổi, trường, lớp nơi bạn thân theo học
- Tả về ngoại hình:
+ Khuôn mặt
+ Hình dáng
+ Trang phục
- Kể về tính tình và các mối quan hệ của bạn với người xung quanh
+ Tính tình nổi bật
+ Thái độ với bạn bè, người thân
+ Quan hệ với thầy cô, người lớn tuổi
- Kể về tình hình học tập:
+ Kết quả học tập
+ Môn học nổi bật
- Kể về sở thích, các hoạt động nổi bật khác:
+ Giúp đỡ bạn bè
+ Tham gia các hoạt động phong trào trường lớp
Kết bài
- Tình cảm trân quý của em dành cho bạn thân
- Lời chào, lời cám ơn người nghe
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, học sinh trường... nhà ở tại...
2. Thân bài:
* Kể một số chi tiết về gia đình và bản thân:
- Gia đình em gồm những ai? Làm nghề gì?
- Căn nhà em đang ở có đặc điểm gì?
- Bản thân em có năng khiếu, sở thích gì?
- Tình cảm của em đổi với gia đình, bè bạn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân:
- Yêu mến, gắn bó với gia đình, bè bạn.
- Mong muốn được làm quen với tất cả các bạn.
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, học sinh trường... nhà ở tại...
2. Thân bài:
* Kể một số chi tiết về gia đình và bản thân:
- Gia đình em gồm những ai? Làm nghề gì?
- Căn nhà em đang ở có đặc điểm gì?
- Bản thân em có năng khiếu, sở thích gì?
- Tình cảm của em đổi với gia đình, bè bạn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân:
- Yêu mến, gắn bó với gia đình, bè bạn.
- Mong muốn được làm quen với tất cả các bạn.
1. Mở Bài:
- Em tên gì, bao nhiêu tuổi, trường đang học,chỗ ở sinh sống,...
2. Thân bài:
- Nói chút chi tiết về gia đình và bản thân:
+ Nghề nghiệp,gia đình gồm bao nhiêu thành viên?
+ Những đặc điểm gì về căn nhà của em?
+ Tình cảm của em giành cho gia đình mình
3.Kết Bài:
- Nêu cảm nghĩ của mình đối với bản thân
- Yêu quý,kính trọng gia đình,bạn bè
- Mong muốn được quen biết với các bạn và yêu quý
( Thêm ý nếu muốn.)
Mình tên là Phạm Nguyễn Minh Vương ,năm nay mình được 11 tuổi (tính theo tuổi trên trường).Mình đang học trong một ngôi trường xinh đẹp tên là:"Trường THCS Đức Thắng".Mình tuy học giỏi nhưng mình vẫn chưa tốt lắm về tính tình.Dù mình học ở Đức Thắng nhưng nơi sinh ra cắt rốn của mình là ở Đức Lợi.
Mẹ là một người tôi yêu thương nhất trên đời.Mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi khi tôi còn chập chững những bước đi đầu tiên.Mẹ như một bà tiên hiền hậu đã luôn bên tôi và giúp đỡ tôi
Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.
Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.
Tham khảo:
Dàn bài Kể chuyện lần đầu được đi chơi xa - Mẫu 2
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa
Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.
II. Thân bài: kể về chuyến đi xa
1. Cảnh dọc đường:
- Trên đường đi rất nhiều cây lá
- Hai bên đường rậm rạp
- Những đường đèo quanh co và uốn khúc
- Em đi trên những vực đều sâu thẳm
- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi
- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.
2. Khi đến nơi:
- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá
- Bầu trời se lạnh và nên thơ
- Một thành phố rất đáng để đến
- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….
- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình
3. Lúc ra về:
- Kết thúc 1 tuần em lại về
- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa
- Em cảm thấy rất vui
- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa
Bạn đã từng nghe câu nói của Elizabeth Berg: “Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác.” Trong cuộc sống mỗi chúng ta, có đôi lúc ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách, những lúc ấy ta thường tìm đến những điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan và vượt qua được gian khổ. Nơi đó không đâu xa xôi mà nó chính là tình cảm gia đình.
Vậy thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách nhân cách con người.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau mà những người không chung huyết thống cũng có thể cảm nhận được từ việc họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc.
Để thể hiện tình cảm, mỗi con người lại có mỗi cách quan tâm khác nhau, không ai giống ai cả. Có người quan tâm bằng lời nói có người lại quan tâm bằng hành động. Nhưng họ đều có một điểm chung là đều yêu quý người thân của mình. Chẳng hạn như khi ông bà bị ốm đau, không cần phải ăn món cao lương mĩ vị gì cả chỉ đơn giản là con cháu quây quần bên cạnh động viên an ủi cũng làm cho ông bà cảm thấy hết bệnh.
Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình còn có thể vượt qua được rào cản về địa lí, khiến cho con người cảm thấy luôn được bên cạnh nhau. Dù có ở xa nhau nhưng lúc nào cũng nhớ đến nhau, trong tim luôn đặt họ vào một vị trí quan trọng, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng, khi càng ở xa lại càng nhớ, càng nhớ càng trông ngóng. Đó là điều rất khó giải nhưng là điều khiến ai cũng phải công nhận nó.
Nếu thực sự yêu thương nhau dù có ở đâu thì lúc nào cũng hướng về nhau, chẳng có gì có thể ngăn cản được họ. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm tồn tại mãi mãi, bởi nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý, bền vững nhất. Nó sẽ chẳng bao giờ biến mất khi con người ta biết trân trọng và nâng niu nó.
Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người.
Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến những người nó cho là hiểu nó, đem đến niềm vui cho nó bằng những thứ trái pháp luật bởi nó đâu có được quan tâm hay dạy bảo điều đó có đúng hay không.
Mỗi con người phải ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình với cuộc sống để giữ gìn, nâng niu, trân trọng, đừng để một ngày đánh mất nó rồi mới đi tìm lại lúc đó đã muộn lắm rồi. Việc làm đơn giản chỉ là hàng ngày quan tâm nhau bằng những việc nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn và gắn kết mọi người gần nhau hơn.
Tình cảm gia đình còn xuất hiện ở những người không chung huyết thống. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ quan tâm với nhau như những người thân trong gia đình. Những em bé sinh ra mồ côi cha mẹ từ nhỏ cùng nhau sống trong cô nhi viện, các em đã coi chính những người chăm sóc giống như người mẹ, những người bạn sống cùng nhau như người anh, người chị. Đối với họ đó chính là tình cảm gia đình đáng được trân trọng.
Ở trong xã hội hiện đại, khi lòng người khó lường trước, mọi quan hệ đều dựa trên lợi ích kinh tế thì lúc đấy tình cảm lại chính là mắt xích giúp con người ta gắn kết với nhau, giúp xã hội phát triển càng phát triển hơn. Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần phải ý thức và bảo vệ và xây dựng tình cảm đẹp đẽ ấy. Đồng thời phê phán và lên án những con người coi thường và không biết trân trọng tình cảm gia đình, những người như thế một ngày nào đó sẽ nhận được hậu quả thích đáng cho hành động của họ.
Mỗi một con người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Sau bao nhiêu gian lao, bão táp con người ta đều mong được về bên gia đình để được yêu thương, an ủi.
Cấu trúc một bài giới thiệu bản thân:
Mở bài:
- Chào hỏi mở đầu
- Lý do tự giới thiệu
Thân bài:
- Nói về tên, tuổi, lớp, trường học
- Nói về các thành viên trong gia đình (sơ lược: tên, tuổi, nghề nghiệp)
- Trình bày về bản thân:
+ Tình hình học tập: môn sở trường, kết quả học tập, môn học yêu thích, môn học không thích…
+ Tình trạng sức khỏe
+ Công việc hằng ngày
+ Sở trường, sở đoản
+ Ước mơ
Kết bài
- Lời chào
- Lời cảm ơn đã lắng nghe