K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2018

Những câu được lựa chọn đúng: b, c, e.

11 tháng 12 2016

a) ko chính xác

b) chính xác

c) Chính xác

d)ko chính xác

e) Chính xác

chúc pạn học tốt!!!!!!!!!!

9 tháng 12 2017

Các câu đúng là :

B)tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.

C) tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

E) tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

Các câu sai là :

A) tùy bút có nhân vật và cốt truyện.

D) tùy bút thuộc loại tự sự.

9 tháng 12 2016

b,c,d,g,h là chính xác . Còn lại k chính xác

ơr đâu ra thế ko thấy g,h đâu hết í

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho phẩm chất kiên cường, bất khuất, kiên trung, cần cù, chăm chỉ của người dân Việt Nam.

- Nội dung của bài tùy bút không chỉ giúp ta hiểu thêm về cây tre Việt Nam mà qua đó ta thấy tre cũng mang dáng dấp bản chất con người Việt Nam, như một người bạn đồng hành, của người đồng chí, luôn gắn bó mật thiết với nhau.

15 tháng 4 2019

Sự khác nhau giữa tùy bút với thể truyện mà em đã học từ trước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.

Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.

Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu

Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.

Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.

Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.

14 tháng 2 2018

“Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút “tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiêng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều” nhớ vợ con gia đình, nhớ quê hương, nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội…”. Mỗi tháng ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

 

Tháng giêng và mùa xuân Hà Nội. Mùa xuân Bắc Việt đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách “thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân “ và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không gì lạ hết”. Cách so sánh đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “ Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được…”, “ai cấm được…ai cấm được.. ai cấm được”. Chữ “thương” được nhắc lại 4 lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ” đầy ấn tượng và
rung động.

Là một khách tài từ yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím” rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần” yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu…tôi yêu.. và tôi cũng xây mộng… những yêu nhất…”.Thoáng gợi một câu thơ Kiều Nguyễn Du, một cách viết tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, nơi mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” cùa mùa xuân quê huơng. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân Bắc Việt: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,  tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.. Tình  thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu Trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.


12 tháng 2 2018

ai nhanh nhất mình tích cho

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Bài tùy bút Trưa tha hương viết về câu chuyện nhớ quê hương của nhân vật “tôi” qua tiếng hát ru tại nơi đất khách quê người.

- Đề tài: tình yêu quê hương, đất nước

- Bối cảnh: một ngày được nghỉ, nhân vật tôi đạp xe sang thăm Chúp ở bên kia bờ Cửu Long Giang vào một buổi trưa lung linh.