K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2018

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh:

    + Xây đình đài, thú ngao du vô độ

    + Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh

- Việc thu sản vật, thứ quý, việc bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém

- Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh, khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa

    + Tiếng chim kêu, vượn hót kêu râm ran khắp bốn bề, nửa đêm ồn ào như mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành

    + Tác giả cảm thấy “đó là triệu bất thường”: mang ý phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc xa hoa trên mồ hôi của nhân dân sẽ dẫn tới suy tàn

11 tháng 6 2019

Chọn đáp án: D.

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
25 tháng 9 2016

1)

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

25 tháng 9 2016

2)

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

29 tháng 4 2017

a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.

- Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

- Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.

b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn:

cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.

- Có thể thay các tính từ trên bằng một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa:

hủn hoẳn thay bằng ngắn tủn

giòn giã thay bằng giòn tan

trịnh trọng thay bằng oai vệ

Tuy nhiên, các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác, sắc cạnh để miêu tả nhân vật nổi bật lạ thường.

c) Qua đoạn văn ta thấy Dế Mèn có tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi

30 tháng 4 2017

a. Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết Đềlàm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt; cái đầu nổi từng tảng rất bướng; hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy; sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng...

Sức mạnh của Dế Mèn thể hiện qua từng điệu bộ, từng động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã; lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mõ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu; đi đứng bệ vệ; mỗi bước đi... làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ...

&

Trình tự miêu tả: hình dáng -> cử chỉ, hành động —> tính nết của Dế Mèn. Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng. Thông qua việc diễn tả cử chỉ, hành động Đềthể hiện vẻ đẹp ngoại hình cùng tính nết của nhân vật.

b. Từ ngữ trong đoạn văn này rất đặc sắc. Đáng chú ý là các tính từ được sử dụng rất chính xác đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của Dể Mèn: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, dài, giòn giã, nâu bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai...

Những tính từ này không thể thay thế được. Nếu thay bằng tính từ khác thì giá trị biểu cảm của câu văn sẽ giảm đi rất nhiều.

c. Dế Mèn biết mình có Ưu thế về ngoại hình và sức khoẻ nên rất thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

Qua những chi tiết độc đáo trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn với vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo và những nét chưa đẹp trong tính cách. Dế Mèn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như kiêu ngạo, hung hăng, thích làm bộ, ra oai với mọi người.

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

11 tháng 3 2021

Nó chép đấy

(1) Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều "bóng xế tà", đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng một nỗi buồn man mác.

Thời điểm đó có lợi thế cho tác giả là: Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhó, qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha thương.

(2) - Các chi tiết:

    +Không gian: Đèo Ngang 

    +Thời gian: bóng xế tà

    +Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    +Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi

    +Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà

    +Các từ láy: lác đác, lom kham tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt

    ==> Điểm chung: thể hiện sự vắng vẻ của Đèo Ngang

    +Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia

    ==> Điểm chung: gợi lên nỗi nhớ thương nhà gia diết

(3) Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bứ tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện bóng dáng con người nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu, đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

8 tháng 10 2016

(1)Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vàovào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà " đây thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.

(2)Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

-Thời gian: bóng xế tà. - Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

 - Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết. 
(3)Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

 

2 tháng 5 2018

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

4) Tìm hiểu chung về văn miêu tảa) Trong bài học đường đời đầu tiên, có thể lược bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, ... được không ? Vì sao ? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của văn miêu tả.b) Để viết được văn miêu tả, người viết cần phải làm những gì ?A. Quan sát để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết của đối tượngB. Lựa chọn các chi tiết nổi bậtC....
Đọc tiếp

4) Tìm hiểu chung về văn miêu tả

a) Trong bài học đường đời đầu tiên, có thể lược bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, ... được không ? Vì sao ? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của văn miêu tả.

b) Để viết được văn miêu tả, người viết cần phải làm những gì ?

A. Quan sát để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết của đối tượng

B. Lựa chọn các chi tiết nổi bật

C. Sắp xếp các chi tiết theo định hướng của bài viết

D. Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn tiến và kết thúc

c) Viết tiếp vào những chỗ trống sau để hoàn thành đoạn văn nói về mục đích, yêu cầu của văn miêu tả.

  Văn miêu tả là loại văn nhằm tái hiện đối tượng ( con người, cảnh vật ),làm cho cảnh vật, con người như ........

  Văn miêu tả yêu cầu người viết phải .........

0
7 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Quan phụ mẫu ngồi trong đình vững chãi cao ráo, an toàn, có người gãi chân kẻ quạt mát, kẻ chực chầu điếu đóm, các tay chân ngồi hầu bài.

=> Chứng tỏ một cuộc sống sang trọng xa hoa rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân

Quan chỉ mê bài, đáng lẽ phải tắm mưa gội gió đứng trên đê đốc thúc thì quan lại ngồi chơi bài tổ tôm nhàn nhã có kẻ hầu người hạ, ngài mà còn dỡ ván bài hay chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đe vỡ dân trôi ngài cũng thây kệ.Quan gắt khi có người báo tin đe vỡ- Mặc kệ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ bỏ tù những người dân báo tin đe vỡ, và ra lệnh đuổi cổ nó ra.Y tiếp tục đánh đến khi ù thông tôm chi chi nảy mặc cho dân rơi vòa cảnh đe vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết. Kẻ sống không chỗ ở kẻ chết không nơi chôn, tình cảnh thảm sầu kể sao cho xiết.

=> Hai cảnh tượng hoàn toàn đối lập nhau. Nghệ thuật tương phản được tác giả vận dụng rất khéo léo.