K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…

Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng

- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng

24 tháng 10 2018

Mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch:

- Tình trạng ngưng trệ sản xuất tới lúc cần phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, mạnh bạo

   + Giám đốc Hoàng Việt quyết định mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới

   + Lời công bố gây bất ngờ với nhiều người (Phó giám đốc, Quản đốc phân xưởng)

- Phản ứng của Trưởng phòng Tổ chức lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương

- Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương, liên quan tới hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Quốc Việt khẳng định không cần vị trí

- Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ

Cảnh ba này đã diễn ra mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm, người bảo thủ, máy móc

1.Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi 4. 2.Trong các lớp kịch này, tác gải đã xây dựng dược một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch. 3.Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý:hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng...
Đọc tiếp

1.Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi 4.

2.Trong các lớp kịch này, tác gải đã xây dựng dược một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch.

3.Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý:hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu…)

Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự chuyển biến ấy?

4.Phân tích các nhân vật :Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý các điểm sau:

-Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?

-Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?

5. Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

2
1 tháng 5 2017

Câu 1. Đoạn trích trong SGK là hai lớp thuộc hồi bốn của vở kịch. Ở hồi bốn này, xung đột và hành động kịch lại tập trung vào hai nhân vật: Thơm, Ngọc. Hồi kịch ày đã bộ lộ sự đối lập của hai nhân vật Thơm, Ngọc, tâm trạng day dứt, ân hận của Thơm. Nhờ tạo ra một tình huống căng thẳng, tác giả đã buộc nhân vật Thơm phải có sự chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng. Phân tích các lớp kịch này chủ yếu là phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm trong mối quan hệ với Ngọc và tron tình huống gay cấn ở hồi kịch này.

Câu 2. Xung đột kịch trong hồi bốn đuộc bộc lộ qua một tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạnh. Mặc khác, tình huống ấy cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.

Câu 3.

- Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Tuy nhiên, Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người ở một người lớn lên trong một gia đình nông dân. Thơm quý trọng ông giáo Thái người cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm ân hận bị giày vò kho dần biết Ngọc làm tay sai, dẫn Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của Thơm.

+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Như vậy Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian (Thơm nghe được nhiều người nói việc Ngọc dẫn quân Pháp vào đánh trường Vũ Lăng và việc Ngọc nhiều đêm đi lùng bắt những người cách mạng). Bằng số tiền thưởng của bọn Pháp, Ngọc sẵn sàng và dễ thỏa mãn nhu cầu ăn diện của vợ (tậu nhà mới, đưa Thơm nhiều tiền, đánh nhẫn, may mặc…).

+ Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cho lúc hi sinh, nói lời cuối cùng của ông và trao khẩu súng lại cho Thơm; sự hi sinh của em trai; nhất là tình cảnh thương tâm của người mẹ gần như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang… Tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh giày vò tâm trí cô.

Qua những lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩa và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lảnh tránh. Tuy sự nghi ngờ với Ngọc ngày càng tăng, nhưng Thơm vẫn cố níu lấy một chút hi vọng. Thơm cũng không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa về để ăn diện.

+ Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhầm vào chính nhà Thơm. Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, và cả sự hối hận, tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay tron buồng của mình. Ở lớp cấp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng. Điều đó dẫn thế hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Phát vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.

Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.

Câu 4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.

- Nhân vật Ngọc:

+ Vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém, trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thỏa mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.

+ Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tay sai của giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng căn cứ của lực lượng khởi nghĩa.

+ Ở hồi bốn, Ngọc càng thể hiện bản chất Việt gian, y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu.

+ Mặt khác, Ngọc lại càng che giấu Thơm về bản chất và những hành động của y, và vì thế Ngọc lại càng ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa và tham vọng của Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vậy những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc họa tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.

- Hai nhân vật Thái và Cửu: Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầ vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tình, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.

Câu 5. Những nét chung đáng chú ý trong thành công nghệ thuật của các lớp kịch này.

- Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.

- Xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.

- Ngôn ngữ đối thoại: tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch, (đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm của lớp II có nhịp điệu căng thẳng gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).

21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.

- Phản ứng, hành động của các nhân vật:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.

8 tháng 12 2017

Nhân vật Nhĩ có hoàn cảnh đặc biệt:

Từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại gắn chặt với giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo, nên không thể tự mình dịch chuyển được

- Nhĩ phát hiện vùng đất bên kia đẹp, bình yên thì không có khả năng chạm tới

- Đặt nhân vật vào tình huống nghịch lý ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc trải nghiệm về cuộc đời

- Cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhiều điều bất thường, nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, hiểu biết và dự tính của con người

- Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp gần gũi, như cái bãi bôi bên kia sông, người vợ tần tảo, giàu tình yêu, đức hi sinh tới khi giã biệt cuộc đời Nhĩ mới cảm nhận được

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.

- Việc xây dựng tình huống truyện như vậy làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục, thơ lại khúm núm, run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài, cái dũng, cái thiên lương. Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.

19 tháng 7 2023

TK

- Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.

- Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính của cho câu chuyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp cúa hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.