Bằng những kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo !
* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)
- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”
- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.
- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.
- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1829 - 1841
+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …
+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).
- Giai đoạn 1841 - 1850
+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.
Trong thế kỉ XVIII-XIX về lĩnh vực văn học có rất nhiều tác giả với các tác phẩm tiêu biểu. Trong số đó tác giả Lev Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết ở xứ sở bạch dương, đặc biệt nổi tiếng nhất là kiệt tác Chiến tranh và hòa bình.Lev Nikolayevich Tolstoy sinh vào tháng 9 năm 1828, là một tiểu thuyết gia người Nga. Ông nổi tiếng tôn thờ chủ nghĩa hòa bình và đồng thời là nhà triết học có tầm ảnh hưởng mang tính nhân loại..Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình cùng bao nhiêu tác phẩm khác ông đã viết bao giờ cũng là để truy tìm ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người cho nhân loại và mỗi con người.Chiến tranh và hòa bình là lời thức tỉnh con người trước ranh giới của cái thiện và cái ác Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh giữa Pháp và Nga. Những quý tộc tham dự ban đầu lo sợ về nguy cơ bạo lực cực đoan sẽ xảy ra. Nhưng ngay sau đó đã chuyển sang những vấn đề mà tầng lớp quý tộc của họ luôn quan tâm như: tiền bạc, tình dục và cái chết.Không có nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình thay vào đó người đọc sẽ đắm chìm vào một mạng lưới liên kết rộng lớn với những mối quan hệ nhiều nghi vấn về những câu chuyện xoay quanh mưu cầu cá nhân và chính trị của con người cũng như của một tầng lớp, một dân tộc.Tác phẩm đã đặt ra câu hỏi: Tại sao chiến tranh khởi phát? Và giữa thế giới hàng tỷ sinh mạng thì chiến tranh sẽ mang lại điều gì? Đến cuối cùng tác giả đã chỉ cho chúng ta biết rằng khi hòa bình bị đánh cắp thì con người sẽ lâm vào bất hạnh và đau khổ tột cùng.Chiến tranh và hòa bình đã đặt ra yêu cầu về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người khi ngoài kia những kẻ cầm quyền vẫn chỉ biết châm ngòi chiến tranh nhằm trục lợi.Tác giả cho thấy sự ngu ngốc đầy nham hiểm và tàn bạo của những kẻ đã gây ra tất cả những tai họa này trong khi khoác lác về danh dự, lòng yêu nước, lòng can đảm trong chiến đấu và trong đời thường. Cuốn tiểu thuyết của Tolstoy kể về hòa bình nhiều hơn là về chiến tranh. Chứa đầy tình yêu của ông đối với lịch sử và văn hóa Nga nhưng không ca ngợi sự ồn ào và dữ dội của những vụ giết chóc.Ngoài những triết lý và câu chuyện nhân văn giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình mà trong đó còn ẩn chứa bóng dáng của một cuốn biên niên sử và cũng có một phần của bài luận triết học đồ sộ. Tất cả những thứ đó hòa quyện lại với nhau tạo nên một tuyệt tác.
Tham khảo:
nêu một số tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết ?
Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-xtôi)
- Bút ký người đi săn ( I.X. Turgeniev )
- Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang (M. Sô-lô-khốp)
- Cánh buồm đỏ thắm (A. Grin)
- Thép đã tôi thế đấy (A-xtơ-rốp-xki)
giới thiệu vài nét về tác giả , tác phẩm , văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVlll-XlX
* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)
- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”
- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.
- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.
- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1829 - 1841
+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …
+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).
- Giai đoạn 1841 - 1850
+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”
* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)
- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”
- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.
- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.
- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1829 - 1841
+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …
+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).
- Giai đoạn 1841 - 1850
+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.
Vích-to Huy gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp. Các tác phẩm của ông, đặc biệt xuất sắc là tiểu thuyết những người khốn khổ, thê hiện lòng yêu nước vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.
Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka –rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.
Mác Tuên (1835-1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, với các tác phẩm nổi tiếng như: Những người I-nô-xăng đi du lịch, những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ. Bằng ngòi bút trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc, Mác tuên đã miêu tả chân thực cuộc sống xã hội Mĩ lúc bấy giờ, thế hiện lòng yêu thương với con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.
Ra-bin-đra-nát Ta-go là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ, tiêu biểu là tập thơ dâng (đoạt giải Noben năm 1913). Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như :Nhật kí người điên, AQ chính truyện…
Hô-xê Ri-dan , nhà văn, nhà thơ lớn của Phi-líp-pin, với tác phẩm tiêu biểu như Đừng động vào tôi, đã tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược và miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-líp-pin.
Hô-xê Mác-ti, nhà văn Cu-ba, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba cũng như khu vực Mĩ Latinh.
Tham khảo:
- Thành tựu về văn học:
+ Văn học phát triển rực rỡ với sự xuất hiện của những nhà văn, nhà thơ vĩ đại.
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Ai-van-hô của Oa-tơ Xcốt; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi,…
- Thành tựu về nghệ thuật:
+ Âm nhạc bước vào thời kỳ đỉnh cao của dòng nhạc cổ điển, được ghi dấu với những nhà soạn nhạc thiên tài như: V. A. Mô-da, L. Bét-tô ven, Trai-cốp-xki,…
+ Hội họa có nhiều bước tiến: các nghệ sĩ đã khắc hoạ hiện thực xã hội của thời đại công nghiệp; trường phái Ấn tượng ra đời và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1860 và năm 1870 ở Pháp.
- Tác động:
+ Văn học, nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX phản ánh chân thực thế giới tự nhiên - xã hội, đời sống và khát vọng của con người trong thời đại công nghiệp. Điều này đã tác động trực tiếp, hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản, đồng thời cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khó.
+ Nhiều tác phẩm tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, góp phần tạo nên những cải cách xã hội.
Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô
- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.
- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.
- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:
+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.
+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.
+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.
+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.
- Ban -dắc: Tấn trò đời, Ơ-giê-ni Gơ-răng -đê, Vỡ mộng, Trời không có mắt.
- Vích-to Huy-gô: Những người khốn khổ
- Pu-skin: Thơ
1. Cuối TK XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ, với nhiều hình thức phong phú như: ca dao, tục ngữ, truyện thơ dài,...
2. Tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du.
Bài thơ "Bánh trôi nước"
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.