12. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?
A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ
C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét
D. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần
13. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng
B. "Đánh nhanh thắng nhanh"
C. "Chinh phục từng gói nhỏ"
D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung
14. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1915
B. Từ năm 1897 đến năm 1914
C. Từ năm 1897 đến năm 1913
D. Từ năm 1897 đến năm 1912
15. Từ chỗ giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào ?
A. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam
B. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân
C. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam
D. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp
16. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là :
A. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán
B. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp
C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
D. Những nhà thầu khoán, đại lý
17. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân ?
A. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
D. Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ
18. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì ?
A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp
B. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp
C. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam
D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp
19. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là ai ?
A. Văn thân sĩ phu yêu nước
B. Địa chủ các địa phương
C. Nông dân
D. Những võ quan triều đình
20. Người nói câu nổi tiếng: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là :
A. Trương Định
B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Đình Chiểu
21. Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương:
A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.
D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.
22. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.
B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
23. Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang:
A. Nước Pháp.
B. Nước Nga.
C. Nước Nhật.
D. Nước Mỹ.
24. Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng( Sài Gòn) thời gian nào?
A. 6/5/1911.
B. 5/6/1912.
C. 5/6/1911.
D. 6/5/1912.
25. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước:
A. Kinh tế phát triển.
B. Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX thắng lợi.
C. Kinh tế phát triển không đều.
D. Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.
26. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện đó là:
A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. Những nhà thầu khoán, đại lí.
D. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.
27.Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam ?
A. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế
B. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước
C. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa
D. Chính sách cai cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn
28. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương ?
A. Cửa biển Hải Phòng
B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định)
C. Cửa biển Thuận An ( Huế)
D. Cửa biển Đà Nẵng
29. Khi tấn công Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp đã liên kết với quốc gia nào ?
A. Anh B. Nhật Bản C. Tây Ban Nha D. Hà Lan.
30. Nội dung nào không phải là quyền lợi mà thực dân Pháp đạt được ở hiệp ước Nhâm Tuất (1862) kí với triều Nguyễn ?
A. Pháp có quyền cai quản ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. Triều Nguyễn thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
C. Triều Nguyễn phải mở một số cửa biển cho Pháp vào buôn bán.
D. Pháp được triều Nguyễn bồi thường cho một khoản chiến phí lớn.
31.Nội dung nào không phải là ý nghĩa của trào lưu cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam ?
A.Làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
B. Thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của các văn thân, sĩ phu.
C. Đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc bấy giờ.
D. Tạo điều kiện cho phong trào Duy Tân ra đời vào đầu thế kỉ XX.
32. Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nào ?
A.Dân chủ tư sản B. Vô sản C. Phong kiến D. Chủ nghĩa xã hội.
33. Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến được đánh dấu bắng sự kiện nào?
A. Quân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam (1858).
B. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết (1874).
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết (1884).
D. Quân Pháp chiếm được kinh thành Huế (1883).
34. Đầu thế kỉ XX, Liên bang Đông Dương bao gồm:
A. Việt Nam, Lào, Cao Miên B. Việt Nam, Lào, Mã Lai
C. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma C. Việt Nam, Lào, Miến Điện.
35. Một trong những mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng hệ thống giao thông vận tải trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam là để
A. Tăng cường bóc lột kinh tế B. Cải thiện điều kiện kinh tế- xã hội
C. Hình thành những ngành nghề mới D. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển
Đáp án A
Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.