trình bày suy nghĩ của anh chị về câu danh ngôn sau :chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học bay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi học bay luôn kêu than mệt và mơ mộng về sự tự do khi bay. Đến khi bay mới bắt đầu cảm nhận được bay mệt thế nào!!!!
A. GIẢI THÍCH
1. Tiền bạc mua được tất cả
Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.
- Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.
- Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.
- Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người
2. Tiền bạc không mua được hạnh phúc
- Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.
- Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.
- Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.
B. BÀN LUẬN
1. Cần thấy được tính hai mặt của đồng tiền.
- Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.
- Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.
2. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.
Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
C. BÀI HỌC
1. Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.
2. Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.
II. Thân bài:
* Giải thích:
- Tiền bạc mua được tất cả
+ Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.
+ Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.
+ Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.
+ Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người
- Tiền bạc không mua được hạnh phúc
+ Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.
+ Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.
+ Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.
* Bàn luận:
- Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.
- Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.
- Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.
- Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
* Bài học:
- Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.
- Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
Credit :
– Giải thích: người đặc biệt là người không giống bất kì ai từ ngoại hình, tính cách đến tư tưởng, quan niệm, lối sống… Mỗi người là một cá thể. Vì vậy hãy sống đúng với những giá trị của bản thân mình.
– Bàn luận: Mỗi người là một nguyên bản, nghĩa là không có bản thứ hai. Do vậy, mỗi người đều có những năng lực, ước mơ, lí tưởng riêng. Cuộc sống thực sự có ý nghĩa là mỗi người tự thực hiện ước mơ, khát vọng của riêng mình. Nếu bắt chước người khác hoặc làm theo ý kiến của người khác hoặc so sánh với người khác tức là tự làm mòn, đánh mất giá trị của bản thân.
– Bài học: Đây là một quan niệm sống tích cực. Chúng ta cần phải là chính mình, phát huy hết giá trị của bản thân để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
Tham khảo (Lazi):
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: "Tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thiên nhiên?" hay chưa. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu, thiên nhiên là gì? Thiên nhiên là những gì có ở xung quanh chúng ta, do tạo hóa sinh ra và không có bàn tay xây dựng của con người. Cụ thể hơn, thiên nhiên chính là bầu trời, là mặt đất, là rừng cây, biển cả, ánh sáng… – những thứ vô cùng quen thuộc và cần thiết trong cuộc sống của ta.
Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Thiên nhiên, đó là rừng vàng mang lại cho ta một lượng gỗ khổng lồ, muôn vàn loại thảo dược quý hiếm, những động vật thú vị, một bầu khí quyển trong lành và vô vàn loại khoáng sản qúy báu. Thiên nhiên còn là biển bạc với nguồn thủy sản phong phú, những khoảng sản nguyên liệu giàu có và là đường giao thông quốc tế quan trọng thông giữa các đại dương. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là đất đai – nơi con người sinh sống và cư trú, là nơi nuôi lớn những cây lương thực thực phẩm và là nơi chôn giấu biết bao khoáng sản để ta làm trang sức, sử dụng trong đời sống sinh hoạt thường ngày hay trong lao động sản xuất. Ngoài ra còn cho ta ánh sáng để tồn tại, cung cấp lương thực nuôi sống con người và xây dựng nên trong tâm hồn ta một thế giới kiến thức sâu rộng và lí thú.
Không chỉ có ích về mặt vật chất, thiên nhiên còn là món quà tinh thần to lớn cho con người. Thiên nhiên là kiệt tác của tạo hóa, là những bức tranh phong cảnh hùng vĩ, hữu tình. Những dãy núi cao sừng sững, trùng trùng điệp điệp, những con thác dài tung bọt trắng xóa, những hồ nước trong xanh, êm ả như đôi mắt ngây thơ. Tất cả đều vẽ lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp, thơ mộng mà cũng hết sức kì vĩ.
Bạn sẽ làm gì khi mà khó khăn dường như lấp kín hết cuộc đời bạn, khi mà thần may mắn không còn mỉm cười với bạn nữa, khi mà xung quanh bạn toàn những tai tiếng và nỗi nhục nhã ê chề bủa vây…? Dũng cảm đối mặt với những thử thách đó hay đầu hàng, phó mặc cho số phận đã an bày? Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ tiếp tục đương đầu với những khó khăn đó vì tôi luôn tin vào câu danh ngôn nổi tiếng của Nam Phi: "Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã về sau bạn".
Ánh mặt trời rực rỡ chói chang là vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. Một khi chúng ta hướng về phía mặt trời là chúng ta đã hướng về những điều tốt đẹp, đặt niềm tin vào ánh sáng mặt trời là chúng ta đã đẩy lùi lại phía sau những gì xấu xa, u ám, những bóng tối của khó khăn vất vả.
Thật vậy, khó khăn là một phần của cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng tươi đẹp, êm đềm như nắng ấm ban mai mà nó giống như những cơn gió, có khi mạnh mẽ dữ tợn, có khi chỉ nhẹ nhàng lướt qua. Vì vậy để vượt qua những cơn bão lớn ấy đòi hỏi ở chúng ta một bản lĩnh sống, một phong cách sống có lí tưởng, biết tìm cho mình động lực niềm tin để đứng dậy sau những lần ngã gục. Bởi chẳng có ai sẽ đi hết cuộc đời mà không một lần bị vấp ngã cả. Điều quan trọng là sau những lần vấp ngã ấy chúng ta sẽ đi như thế nào. Đó là lúc chúng ta cần hướng tới mặt trời.
Mặt trời ấy có thể là sự phấn đấu, nỗ lực trong học tập của mỗi sĩ tử từng bị thất bại trong các kì thi vào cao đẳng đại học, đang ngày đêm ôn luyện chờ đợi một cơ hội mới. Mặt trời ấy có thể là niềm tin, hi vọng về những vụ mùa bội thu, những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn của những người nông dân công nhân một đời lam lũ. Mặt trời ấy chính là động lực giúp những em bé tàn tật gạt bỏ đi nỗi đau mất mát của mình để tìm đến những khả năng kì diệu đang ẩn dấu bên trong những cơ thể yếu ớt….Đấy chính là ánh sáng rực rỡ của mặt trời đang đẩy dần những bóng tối u ám ra phía sau để giúp mọi người tự tin hơn vào một cuộc sống tươi đẹp đang chờ ở phía trước.
Hê len Ki lơ (1880-1968)-Người phụ nữ vĩ đại đã dành trọn đời mình cho những người không may mắn bị tàn tật. Tuổi thơ của bà phải sống trong bóng tối đầy vất vả, khó khăn. Chưa đầy hai tuổi, do bị mắc chứng viêm màng não nên bà bị câm điếc mù hoàn toàn. Dù thế Hê len vẫn không nản lòng, bà bắt đầu đi học và tập nói những câu đơn giản, trong sự khó khăn của mù và điếc. Thế nhưng bằng nghị lực phi thường bà đã tốt nghiệp thủ khoa trường đại học Ret-clip và đã không ngừng đi thuyết trình khắp các bang của nước Mĩ, đi vòng quanh thế giới để giúp đỡ người bị câm, điếc. Nhờ sự giúp đỡ của bà mà nhiều người tàn tật tren thế giới có cơ hội được sống được lao động và học tập nhiều hơn. Chính sức mạnh vào niềm tin của cuộc sống, mục tiêu cho bản thân đã thôi thúc bà làm nên những kì tích hiếm có ở một người tàn tật. Bà đã hướng về phía mặt trời, để bóng tối ngả về phía sau như thế đấy!
Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã về phía sau bạn. Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời khuyên đúng đắn: hãy sống lạc quan, luôn tin tưởng ở một tương lai tốt đẹp sẽ đến. Nhưng đáng tiếc thay, trong cuộc sống xã hội ngày nay vẫn có nhiều người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời. Họ là những con người dẽ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng sợ hãi trì trệ. Họ là những người dễ nản lòng trước khó khăn thử thách. Ở những con người như thế, bóng tối sẽ luôn bủa vây. Họ không biết cách hướng về ánh sáng diệu kì của mặt trời cũng như bình tĩnh tìm cho mình những giải pháp hợp lí để giải quyết vấn đề. Thật đáng thất vọng thay, số đông những người như thế lại thuộc về thế giới trẻ của chúng ta có những cô, cậu quí tử sinh ra trong một gia đình khá giả quen được chìu chuộng suốt ngày chơi bời, phá phách. Hễ bố mẹ mắng mỏ, nạt nộ là lại đùng đùng khăn gói bỏ nhà ra đi. Hay nhiều học sinh sau khi biết mình thi trượt đại học lại có cảm giác như mình mất hết tất cả bị thất bại thảm hại, vội tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời một cách ngu xuẩn. Có nhiều người vì bị đuổi việc, thất nghiệp, nợ nần phá sản….dẫn đên hoang mang mất lí trí không làm chủ được bản thân dẫn đên sa đọa, vướng vào nhiều tệ nạn xã hội, tự hủy hoại bản thân lúc nào không hay. Đó đều là những con người không có niềm tin ý chí và cuộc sống.
Chưa nói ở đâu xa, ngay chính bản thân tôi đây đã có lúc muốn từ bỏ mọi thứ. Đó là khi cuộc sống dường như quay ngoắt với tôi. Là khi tôi đã dường như đã rơi xuống vực thẳm đen tối chật hẹp và tù đọng. Quanh tôi lúc đó, nỗi thất vọng lẫn tuyệt vọng chiếm hết tâm trí khiến tôi như người mất hết sức sống. Căn bệnh ung thư đã cướp đi của tôi một thiên thần, đó chính là em trai tôi và cũng là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tiếp đó là những thất bại trong các kì thi học tập….Với tôi mọi thứ hoàn toàn sụp đổ. Mãi cho tới khi tôi phát hiện ra sức sống kì diệu của những bông hoa hướng dương. Chúng là hình ảnh rõ ràng nhất cách hướng về phía mặt trời. Dù cho rễ cây bám sâu vào lòng đất, dù cho con người trồng chúng ở vị trí tối tăm nào thì chúng vẫn luôn sống thẳng, vươn mình tới nơi có ánh sáng mặt trời để hấp thụ tinh hoa của sự sống. Có lẽ đó chính là lí do tại sao những bông hoa hướng dương luôn tươi tắn, khỏe khoắn, sống mãnh liệt và lâu dài đến thế.
Các bạn ạ! Biết hi vọng và tin tưởng vào những điều tốt đẹp là phương thuốc nhiệm màu giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Có niềm tin chúng ta sẽ tìm thấy sự chia sẻ, nâng đỡ và tình yêu thương giữa cuộc sống đời thường đầy khó khăn, thử thách này. Vậy nên, tôi, bạn và tất cả mọi người hãy rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin để luôn tin rằng ở mỗi người sẽ có một mặt trời chân lí luôn tỏa sáng giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Tom Cruise đã từng nói: "Khi cuộc đời nhấn chìm bạn nơi dòng xoáy hung dữ, bạn chỉ có hai con đường: Buông xuôi để rồi chìm xuống dưới đáy, hoặc sẽ hít một hơi dài rồi dũng cảm bơi tiếp"
Vậy bạn sẽ chọn con đường nào? Chắc hẳn là con đường thứ hai chứ! Vâng hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những thử thách tiếp theo trong cuộc sống. Và hãy luôn tin rằng, nếu bạn "hướng về phía mặt trời" thì "bóng tối sẽ ngã về sau bạn"
1. Giải thích:
– “Kẻ xấu”: là những kẻ có tâm địa độc ác.
– “Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.
– “Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác…
– “Im lặng”: không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.
– “Sự im lặng của cả người tốt”: thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái…. Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực
-> Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.
2. Phân tích, chứng minh:
– Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.
– Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
– Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:
+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha…không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể…
+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.
+ Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.
– Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.
3. Bài học về nhận thức và hành động:
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
– Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm