K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2018

Vấn đề cấp thiết đặt ra cho Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đó là giải quyết tình trạng khủng hoảng trên tất cả các mặt.

Cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 có tính chất tiến bộ, khắc phục những hạn chế của tình trạng đất nước trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.

Đáp án cần chọn là: A

1 tháng 4 2021

Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:

- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.

- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.

- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.

* Liên hệ với Việt Nam:

- Cuối TK XIX - đầu TK XX, Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Có thể nhắc đến như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.

- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. So sánh với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:

+ Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.

+ Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều đình

+ Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhưng nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì vậy, 6/6/1884, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến

 ⇒ Đảng Cộng sản Việt Nam ta rút ra kinh nghiệm sương máu này, đoàn kết sức mạnh toàn dân, vì mục tiêu chung xây dựng và thúc đẩy đất nước phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

So Sánh Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Và Cách Mạng Tân Hợi ở Trung Quốc Theo Tiêu Chí: Hoàn Cảnh, Mục Tiêu, Người Lãnh đạo, Hình Thức, Kết Quả. -

27 tháng 9 2021

Mình cảm ơn nhe ^^

22 tháng 4 2023

Các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX được đưa ra nhằm cải thiện và phát triển đất nước, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của xã hội. Các đề nghị này bao gồm việc cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế. Tuy nhiên, các đề nghị này đã gặp phải nhiều khó khăn do sự đối lập của triều đình bảo thủ.

Liên hệ với cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868, ta thấy được một số điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này.

Giống nhau:

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đang trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ hiện đại.Cả hai nước đều đang cố gắng cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế để phát triển đất nước.Cả hai nước đều có sự tác động của các nước phương Tây trong quá trình cải cách.

Khác nhau:

Trong khi Nhật Bản đã có sự lãnh đạo của một nhóm các quan chức cải cách, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng triều đình bảo thủ, không muốn chấp nhận các đề nghị cải cách.Nhật Bản đã có sự hỗ trợ từ các nước phương Tây trong quá trình cải cách, trong khi Việt Nam vẫn đang bị áp đặt các chính sách khai thác thuộc địa của các nước phương Tây.

Tóm lại, các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868 đều là những nỗ lực để phát triển đất nước và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có những điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của từng quốc gia.

4 tháng 4 2021

to quá  nhé

4 tháng 4 2021

nhầm nhầm

26 tháng 7 2019

Đáp án D

26 tháng 10 2021

Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp:

+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

* Về chính trị:

- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: 

+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.

+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

 

14 tháng 11 2018

Đáp án A: Cuộc Duy tân do Thiên hoàng Minh Trị tiến hành, ông nắm trong tay quyền lực tuyết đối và có tư tưởng duy tân tiến bộ. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất.

Đáp án B: Tầng lớp Samurai là động lực chính của cách mạng, đưa cuộc cách mạng tới thành công. Nhưng vai trò của phe cải cách là yếu tố quyết định hơn cả.

Đáp án C: Nội dung cải cách giáo dục được chú trọng, đây là điểm tiến bộ của cuộc Duy tân.

Đáp án D: Cuộc Duy tân không hề nhận được sự ủng hộ của các nước đế quốc bên ngoài mà còn phải tiến hành trong bối cảnh bị các nước đế quốc xâu xé.

Đáp án cần chọn là: A

14 tháng 10 2018

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX thành công là do:

- Người tiến hành cách là Thiên hoàng Minh Trị nắm trong tay quyền lực tuyết đối và có tư tưởng duy tân tiến bộ

- Được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đặc biệt là tầng lớp Samurai

- Trước khi tiến hành cải cách, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh ở các lãnh địa phía Nam

Tuy nhiên giai cấp tư sản ở Nhật Bản thời kì này còn nhỏ yếu, không có quyền lực về chính trị và không phải là lực lượng hậu thuẫn cho Thiên hoàng trong cuộc cải cách

Đáp án cần chọn là: D