Câu 1. Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:
A. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
B. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
C. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
D. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
Câu 2. Hiện động vật nguyên sinh có:
A. 400 loài
B. 4000 loài
C. 40000 loài
D. 400000 loài
Câu 3. Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do:
A. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi
B. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày
C. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị
D. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị
Câu 4. Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh:
A. Trùng giày, trùng sốt rét
B. Trùng roi, trùng kiết lị
C. Trùng biến hình, trùng giày
D. Trùng kiết lị, trùng sốt rét
Câu 5. Động vật nguyên sinh nào không có cơ quan di chuyển:
A. Trùng roi
B. Trùng sốt rét
C. Trùng giày
D. Trùng biến hình
Câu 6. Trùng biến hình di chuyển như thế nào?
A. Thẳng tiến
B. Xoay tròn
C. Vừa tiến vừa xoay
D. Cách khác
Câu 7. Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức:
A. Phân đôi
B. Tiếp hợp
C. Nảy chồi
D. Phân đôi và tiếp hợp
Câu 8. Trùng giày lấy thức ăn nhờ:
A. Chân giả
B. Lỗ thoát
C. Lông bơi
D. Không bào co bóp
Câu 9. Tiêu hóa thức ăn ở trùng giày nhờ:
A. Men tiêu hóa
B. Dịch tiêu hóa
C. Chất tế bào
D. Enzim tiêu hóa
Câu 10. Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là:
A. Thức ăn - không bào tiêu hóa - ra ngoài mọi nơi
B. Thức ăn - miệng - hầu - thực quản - dạ dày - hậu môn
C. Thức ăn - màng sinh chất - chất tế bào - thẩm thấu ra ngoài
D. Thức ăn - miệng - hầu - không bào tiêu hóa - không bào co bóp - lỗ thoát
Câu 11. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào:
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường hô hấp.
C. Đường sinh dục.
D. Đường bài tiết.
Câu 12. Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?
A. Trùng biến hình và trùng roi xanh.
B. Trùng roi xanh và trùng giày.
C. Trùng giày và trùng kiết lị.
D. Trùng biến hình và trùng kiết lị.
Câu 13. Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
Câu 14. Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?
A. Muỗi Anôphen (Anopheles)
B. Muỗi Mansonia.
C. Muỗi Culex
D. Muỗi Aedes.
Câu 15. Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?
A. Ốc
B. Muỗi
C. Cá.
D. Ruồi, nhặng.
Câu 16. Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?
A. Đối xứng toả tròn.
B. Đối xứng hai bên.
C. Đối xứng lưng – bụng.
D. Đối xứng trước – sau.
Câu 17. Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?
A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.
B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.
C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.
D. Giúp sứa dễ bắt mồi.
Câu 18. Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?
A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.
B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.
C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.
D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.
Câu 19. Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?
A. Cung cấp vật liệu xây dựng.
B. Nghiên cứu địa tầng.
C. Thức ăn cho con người và động vật.
D. Vật trang trí, trang sức.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng?
A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.
C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.
D. Có khả năng tái sinh.
Câu 21. Giun đũa xâm nhập vào cơ thể người qua con đường:
A. Hô hấp
B. Tiêu hoá
C. Qua tiếp xúc máu
D. Qua muỗi đốt
Câu 22. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
A. Hô hấp
B. Sinh sản
C. Lấy thức ăn
D. Tìm nhau giao phối
Chọn B