Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng trọng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng trọng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự trọng có bản chất văn hoá và tinh thần nhân văn. Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác. Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn tính tự ái là “mảnh đất” tốt sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỉ.
(Theo Đào Ngọc Đệ, báo Nhân dân điện tử, ngày 22/2/2014)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của phần trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác.
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ phần trích trên là gì? Nêu lý do chọn thông điệp đó.
Đáp án: A