Một mol khí ôxi thực hiện chu trình 1 – 2 – 3 – 1 (Hình VI.3). Trong mỗi giai đoạn 1 – 2; 2 – 3; 3 – 1, chất khí
A. 1 – 2 nhận nhiệt, sinh công; 2 – 3 tỏa nhiệt, nhận công hoặc không sing công; 3 – 1 nhận công, tỏa nhiệt.
B. 1 – 2 tỏa nhiệt, sinh công; 2 – 3 tỏa nhiệt, nhận công; 3 – 1 nhận công, tỏa nhiệt
C. 1 – 2 nhận nhiệt, sinh công; 2 – 3 nhận nhiệt, nhận công; 3 – 1 nhận công, tỏa nhiệt.
D. 1 – 2 nhận nhiệt, nhận công; 2 – 3 tỏa nhiệt, nhận công; 3 – 1 nhận nhiệt, thực hiện công
Chọn A.
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học:
Q = ∆U - A = ∆U + A’
(Q: Nhiệt lượng mà hệ nhận được, A’ là công mà hệ sinh ra, ∆U: độ biến thiên nội năng)
Giai đoạn 1-2: V tăng (khí dãn nở) => khí sing công (A’ > 0).
Mặt khác, tích pV tăng => T tăng => ∆U > 0.
Do đó Q > 0. Vậy khí nhận nhiệt, sinh công
Gia đoạn 2-3: Quá trình đẳng tích, p giảm. T giảm: khí tỏa nhiệt, không sinh hoặc nhận công.
Giai đoạn 3-1: Quá trình đẳng áp, V giảm, T giảm: chất khí nhận công, tỏa nhiệt.