Câu 1. Đơn vị của công suất là
A. J/s. B. J.s. C. J. D. N.m.
Câu 2. Gọi A là công cơ học, t là thời gian thực hiện công thì công thức đúng để tính công suất là
A. . B. . C. . D. .
Câu 3. Chọn phát biểu đúng.
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
C. Công suất được tính bằng công thức .
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được một mét.
Câu 4. Chọn phép tính đổi sai.
A. B. .
C. . D. .
Câu 5. Ngoài công thức người ta còn sử dụng công thức nào để tính công suất nếu biết lực đẩy trung bình là F và tốc độ chuyển động của vật là v?
A. . B. . C. . D. .
Câu 6. Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?
A. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
B. Chỉ cần so sánh công thực hiện, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
C. Chỉ cần so sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
D. So sánh thời gian thực hiện cùng một công, ai làm việc nhiều thời gian hơn người đó khỏe hơn.
Câu 7. Trên một máy kéo có ghi công suất 7360W thì số oát ghi trên máy có ý nghĩa là
A. máy kéo có thể thực hiện công 7360 J trong 1 giây.
B. máy kéo có thể thực hiện công 7360 kW trong 1 giây.
C. máy kéo có thể thực hiện công 7360 kW trong 1 giờ.
D. máy kéo có thể thực hiện công 7360 kJ trong 1 giây.
Câu 8. Hai bạn Lâm và Quân kéo nước từ giếng lên. Lâm kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Quân chỉ bằng một nửa thời gian của Lâm. Hãy so sánh công suất trung bình của Lâm và Quân?
A. Công suất của Lâm và Quân là như nhau.
B. Công suất của Lâm lớn hơn vì gàu nước của Lâm nặng gấp đôi.
C. Công suất của Quân lớn hơn vì thời gian kéo của Quân chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Lâm.
D. Công suất của Lâm lớn hơn vì thời gian kéo gàu nước của Lâm gấp đôi của Quân
Câu 9. Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 30 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 4 lần.
B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 2 lần.
Câu 10. Trên một máy bơm có ghi (mã lực: ). Giá trị này cho biết
A. công suất của máy bơm. B. công của máy bơm.
C. nhãn hiệu của nhà sản xuất. D. hiệu suất của máy bơm.
Câu 11. Một ô tô khi lên dốc, người lái xe thường cho xe trở về số nhỏ (số 1) và xe chạy chậm lại. Việc làm này là để
A. tăng lực kéo của động cơ. B. tăng lực ma sát nghỉ cho xe khỏi tuột dốc.
C. giảm lực cản không khí. D. giảm lực kéo động cơ.
Câu 12. Một máy động cơ có công suất P = 100W, hoạt động trong t = 2h thì tổng công của máy cơ sinh ra là
A. 720 kJ. B. 360 kJ. C. 700 kJ. D. 270 kJ.
Câu 13. Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là
A. 1 giờ 15 phút. B. 1 giờ 5 phút. C. 1 giờ 10 phút. D. 1 giờ.
Câu 14. Một người đẩy một xe với một lực 300N làm xe chuyển động đều trên đường nằm ngang với vận tốc 5 m/s. Công suất của người đó thực hiện là
A. 1500 W. B. 60 W. C. 1500 J. D. 60 J.
Câu 15. Người ta dùng một máy có công suất 800w và hiệu suất 85% để nâng hàng từ mặt đất lên cao 6m. Máy đã làm việc trong 10 giờ. Khối lượng hàng mà máy đã nâng được là
A. 408 tấn. B. 480 tấn. C. 4080 tấn. D. 4800 tấn.
CƠ NĂNG
Câu 16. Vật có cơ năng khi
A. vật có khả năng sinh công. B. vật có khối lượng lớn.
C. vật có tính ì lớn. D. vật có đứng yên.
Câu 17. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào
A. khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
B. trọng lượng riêng và vị trí của vật so với mặt đất.
C. khối lượng và thể tích của vật.
D. khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 18. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào
A. độ biến dạng của vật đàn hồi. B. khối lượng của vật đàn hồi.
C. khối lượng và chất làm vật. D. vận tốc của vật đàn hồi.
Câu 19. Động năng của vật phụ thuộc vào
A. khối lượng và vận tốc của vật. B. vận tốc của vật.
C. khối lượng và chất làm vật. D. khối lượng của vật.
Câu 20. Nếu chọn mặt đất làm mốc thì vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn?
A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. B. Quả táo ở trên cành cây.
C. Bóng đèn treo trên trần nhà. D. Lá cờ đang treo ở đỉnh cột cờ.
Câu 21. Thả một viên bi lăn trên máng hình vòng cung như hình 17.1.
Viên bi có động năng lớn nhất tại
A. vị trí B. B. vị trí A. C. vị trí C. D. vị trí giữa A và B.
Câu 22. Vật nào sau đây không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay.
Câu 23. Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì trường hợp nào sau đây vật có cả động năng và thế năng?
A. Một máy bay đang bay trên cao. B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
C. Một lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.
Câu 24. Tại Sea game lần thứ 30, vận động viên cử tạ Vương Thị Huyền giành được huy chương vàng ở hạng 45kg nữ, trong khi cô ấy nâng tạ từ sàn lên và qua đầu thì
A. thế năng hấp dẫn của tạ tăng dần.
B. thế năng hấp dẫn của tạ giảm dần.
C. thế năng hấp dẫn của tạ không thay đổi.
D. thế năng hấp dẫn của tạ có lúc tăng, có lúc giảm.
Câu 25. Một vật được ném từ vị trí A theo phương xiên góc. Vật rơi xuống mặt đất tại vị trí D như hình bên. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào động năng của vật bằng 0?
A. Vị trí B. B. Vị trí D. C. Vị trí A. D. Vị trí C.
CẤU TẠO CHẤT
Câu 26: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Phân tử là những hạt nhỏ nhất.
B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Câu 27. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu và nước có thể tích
A. nhỏ hơn 100cm3. B. bằng 50cm3.
C. lớn hơn 100cm3. D. bằng 100cm3.
Câu 25. Đổ 5cm3 đường vào 20ml nước, thể tích hỗn hợp nước đường là
A. nhỏ hơn 25cm3. B. bằng 25cm3.
C. lớn hơn 25ml. D. bằng 20ml.
Câu 28. Dụng cụ nào để quan sát các nguyên tử, phân tử?
A. Kính hiển vi. B. Kính lúp.
C. Gương phẳng. D. Kính cận.
Câu 29. Vì sao nước biển mặn?
A. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ vào nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
B. Các phân tử nước biển có vị mặn.
C. Các phân tử nước và phân tử muối liên kết với nhau.
D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 30. Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành hai lớp, nước ở dưới và dầu ở trên. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
B. giữa các phân tử dầu không có khoảng cách.
C. phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi phía trên.
D. dầu không hòa tan trong nước.
Đáp án D