Bằng một đoạn văn khoảng một trang giấy, em hãy kể một kỉ niệm về sự chăm
sóc dịu dàng, thương yêu của mẹ khiến em nhớ mãi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi người bạn là một món quà quý giá. Bên bạn bè chúng ta có thật nhiều kỉ niệm. Em có một kỉ niệm thật vui với người bạn thân của mình, đó cũng là kỉ niệm khó quên nhất trong lòng em.Đó là từ hồi em học lớp hai, hồi đó em và Thủy là bạn thân cùng một lớp, hai đứa đi học, đi chơi hay làm gì cũng đều có nhau. Thủy thì thích đi chơi còn em thì thích đọc sách, đặc biệt là những cuốn truyện thiếu nhi, hai đứa mỗi người mỗi sở thích vậy đó. Em còn nhớ hôm đó là ngày sinh nhật mình, Thủy đã dành hết số tiền cậu ấy tiết kiệm được mua tặng em những cuốn truyện hay. Mở món quà ấy ra, em vui và hạnh phúc lắm, Thủy là người luôn hiểu và dành cho em nhiều điều tuyệt vời. Trong hộp quà sinh nhật hôm ấy còn có một bức thư có lời chúc mừng sinh nhật kèm lời tạm biệt. Thủy bảo, ngày mai bạn ấy phải cùng gia đình chuyển vào Nam sống, những ngày qua cậu ấy cố giấu vì sợ em buồn. Đây là món quà sinh nhật cũng là món quà chia tay, cậu ấy còn hy vọng em sẽ luôn nhớ và viết thư thường xuyên cho cậu ấy. Hôm đó, em vừa vui, vừa buồn. Vui vì món quà dễ thương nhận được, buồn vì phải chia tay người bạn từng gắn bó bấy lâu. Với em, Thủy là một người bạn tốt, em luôn trân trọng tình bạn ấy với Thủy.
Bây giờ, tuy hai đứa xa nhau về khoảng cách nhưng vẫn thường xuyên hỏi han nhau về học tập cũng như cuộc sống. Cậu ấy vẫn còn nhớ những sở thích ngày xưa ấy và gửi tặng em những cuốn sách hay. Em cảm thấy mình thật may mắn vì có được người bạn như Thủy.
Tham khảo!
Tôi có một người bạn Tên là Hoa, chúng tôi lớn lên cùng nhau, cùng chơi, cùng học chung một lớp, tuổi thơ của chúng tôi trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn, giữa tôi và Hoa có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên đó là kỉ niệm ngã xe.
Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi học lớp 6, hai đứa lại cùng chung một xóm, tôi đầu xóm Hoa cuối xóm nhưng mỗi lần đi học Hoa thường rủ tôi cùng đi, hôm ấy cũng như mọi ngày Hoa sang rủ tôi đi học chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đang đi bỗng có một chiếc xe máy đi ngược chiều phóng tới dù tôi và Hoa đã đi hết vào lề đường nhưng chiếc xe đó vẫn va vào xe chúng tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe máy phóng thật nhanh và không thèm ngoáy lại nhìn, tôi ngã quả đó vừa đau vừa tức, khi ấy Hoa đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Hoa tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không, Hoa thấy tôi bị đau liền bảo tôi lên xe để bạn ý trở đi học, trên đường đi Hoa còn liên tục hỏi thăm tôi "cậu có bị đau lắm không?", rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế của trường, khiến tôi cảm giác đôi khi bạn ấy như là bà cụ non vậy, nhưng đối với tôi sự quan tâm của bạn ấy khiến tôi cảm thấy an ủi một phần nào, tôi cứ nhìn bạn ấy rồi thầm cảm ơn vì mình đã có một người bạn tốt
Mỗi chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ không bao giờ quên được. Tôi cũng không ngoại lệ, tôi luôn nhớ về cô giáo dạy mình năm lớp 4 và những kỉ niệm sâu sắc về cô.
Gia đình tôi là người gốc Bắc, đến khi tôi học hết lớp ba thì có biến cố xảy ra và cả nhà quyết định chuyển vào Nam sinh sống. Lúc đó, tôi chỉ là một học sinh bình thường, không giỏi giang hay hơn ai gì cả. Chuyển đến một môi trường mới, một cuộc sống mới với bao lạ lẫm, tôi cảm thấy thật cô độc và buồn bã. Ngày đi học cũng đến. Tôi được người quen xin cho vào ngôi trường ở gần đó để theo học. Ngày đầu đến lớp, cô giáo chủ nhiệm bước vào trong tà áo dài trắng tinh khôi mỉm cười nhìn tôi thân thiện. Cô giới thiệu tôi với mọi người, hỏi han những câu chuyện và động viên tôi trong học tập. Tôi không nhớ hết ngày hôm ấy đã nói những gì nhưng cái dáng người mảnh mai, giọng nói trầm ấm của người con gái miền nam, mái tóc suôn dài óng mượt cùng đôi môi đỏ hồng của cô đã in sâu vào tâm trí tôi với những hình ảnh đẹp đẽ nhất,
Ngày tháng trôi đi, tôi dường như đã quen hơn với môi trường ở đây. Mỗi tuần, cô đều gặp riêng tôi để hỏi han, vì cô biết tôi lạ lẫm với môi trường mới, cần phải thích nghi nhiều thứ nên sợ tôi không theo kịp mọi người. Trên lớp, cô quan tâm đến tôi nhiều hơn, ân cần bảo ban cho tôi học tập, tỉ mỉ giải đáp những thắc mắc của tôi. Và cứ thế, tôi tiến bộ từng ngày, thành tích học tập cũng được cải thiện đáng kể. Cô chính là người truyền cho tôi cảm hứng và tình yêu thương để tôi vươn lên. Khi nhìn thành tích học tập của tôi, nét mặt cô không khỏi vui mừng, xúc động. Suốt cả năm học, tôi có những tiến bộ vượt bậc, đến cuối năm tôi đứng trong top những bạn học sinh giỏi xuất sắc của trường. Không chỉ tôi mà cả gia đình tôi luôn thấy biết ơn và trân trọng những công ơn to lớn mà cô dành cho tôi.
Bước sang năm học lớp năm, tuy không còn được cô chủ nhiệm nữa nhưng tôi vẫn thường xuyên gặp cô, chào hỏi và chia sẻ việc học tập cũng như cuộc sống với cô. Cô luôn cho tôi những lời khuyên đắt giá để tôi hoàn thiện bản thân mình. Cuối năm lớp năm, gia đình tôi lại quyết định chuyển về bắc, về quê hương để sinh sống. Chia tay miền nam, chia tay trường lớp sau gần hai năm gắn bó khiến tôi vô cùng buồn bã. Vì quyết định chuyển đi đột ngột, trong vòng một tuần, gia đình tôi đã chuyển về bắc. Tôi còn nhớ ngày hôm đó bố tôi lên trường xin cho tôi nghỉ học và chuyển đi, bố bảo tôi chào thầy chủ nhiệm và các bạn lần cuối để ra đi, tôi vẫn xin bố nán lại một chút rồi chạy ùa xuống lớp học cô đang dạy, ôm cô khóc như mưa để nói lời chia tay cô. Tôi nhớ mãi giọt nước mắt nóng hổi của cô lăn dài trên trán tôi. Cô làm tôi cảm thấy ấm áp như tình mẹ.
Tuy đã về quê hương nhiều năm, tôi vẫn luôn mong có dịp quay lại nơi đó để gặp mọi người, để đến thăm cô, hỏi han tình hình sức khỏe và cuộc sống của cô. Tôi chưa bao giờ quên cô và những công lao to lớn mà cô đã làm. Không chỉ tốt với tôi, với những học trò khác và cả những đồng nghiệp, những người quanh mình, cô luôn sống với tình yêu thương chan hòa. Ân cần, chu đáo với tất cả mọi người. Học sinh của cô ai cũng lễ phép, hiếu thảo, trọng tình nghĩa. Cô luôn tìm mọi cách giúp đỡ những bạn học sinh khó khăn có thể tiếp tục đi học và vươn lên thành người. Có nhiều anh chị khóa trước được cô dạy dỗ đã trở thành con người có địa vị trong xã hội và được người đời kính trọng.
Nhiều năm qua đi, tuy chưa có cơ hội gặp lại cô nhưng những lời cô dạy và sự ân cần, trìu mến của cô vẫn luôn tồn tại như mới ngày hôm qua trong kí ức của tôi. Những tình cảm, sự quan tâm của cô sẽ cùng tôi đi hết cuộc đời và nhắc nhở tôi sống tốt va khắc ghi hình ảnh cô giáo vào trong trái tim.
Tham khảo:
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Mở bài
+ Giới thiệu bạn mình là ai?
+ Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
+ Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
+ Sự việc chính và các chi tiết.
+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
Kết bài
+ Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
+ Suy nghĩ của em về người bạn đó.
- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.
- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:
+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.
+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)
- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.
Đã làm đã đúng đã chấm điểm
Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
Em tham khảo:
Mẹ bao giờ cũng là người gần gũi với các con. Nhất là khi con ốm, mẹ luôn bên cạnh vỗ về, chăm sóc. Em nhớ có một lần bị ốm, mẹ đã thức trắng đêm. Mẹ cho em uống thuốc, rồi đánh cảm cho em. Mẹ lo lắng ngồi bên, thay khăn ướt đắp lên trán. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng thỉnh thoảng sờ lên trán hay xoa xoa nhẹ vào lưng rất dễ chịu. Đôi mắt mẹ dường như không nhắm lại một giây phút, lúc nào cũng thức nhìn em ngủ và lắng nghe tiếng thở mệt nhọc của em. Trong giấc ngủ chập chờn, em thấy bóng mẹ đổ dài in nghiêng trên tuờng… Sáng tỉnh giấc, mẹ vui mừng thấy em đã bớt ốm nhưng nhìn mẹ thì như già thêm vài tuổi, mệt mỏi mà vẫn cố nở nụ cười rạng rỡ chào đón em. Chưa bao giờ em thấy thương mẹ đến thế.
Tham khảo:
“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con”
Mỗi khi đọc những câu ca dao trên, em lại càng thêm thấm thía về tình yêu và sự hy sinh vô bờ của mẹ.
Mẹ - là tiếng nói vô cùng thiêng liêng mà mỗi người con luôn gọi lên bằng cả trái tim mình. Em cũng vậy. Mỗi ngày, từ lúc mở mắt ra, đến lúc trước khi đi ngủ, mẹ là tiếng mà em gọi nhiều nhất. Bởi em hiểu rằng, dù lúc nào, dù ra sao, mẹ cũng sẽ luôn ở bên, luôn quan tâm, chăm sóc cho mình.
Mẹ em là một công nhân ở nhà máy may. Cũng như bao người, mẹ làm lụng vất vả và chăm chỉ để kiếm tiền chăm sóc cho con cái, gia đình. Ở nhà, mẹ còn nuôi thêm đàn gà, trồng thêm luống rau để tiết kiệm cho cuộc sống. Trong ấn tượng của em, mẹ chẳng bao giwof biết mệt hay ốm đau cả. Dù nắng, mưa mẹ vẫn đi làm đều đặn. Mẹ chẳng thích váy đẹp, chẳng mê xem phim, cũng chẳng thích ăn thịt, ăn bánh. Nhưng đến bây giờ, khi đã lớn, em mới hiểu rằng, mẹ cũng như em cũng thích ăn ngon, thích mặc đẹp. Nhưng tình yêu thương con đã vượt lên những điều đó, khiến mẹ nhường hết tất cả những gì tốt đẹp cho con.
Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em đến từng chi tiết nhỏ. Đôi lúc chính em cũng không nhận ra được thay đổi của bản thân, nhưng mẹ thì nhận ra ngay. Dù em không xinh, học hành cũng bình thường, nhưng mẹ vẫn luôn ôm em vào lòng, dịu dàng mà thủ thỉ: Con gái của mẹ là tuyệt vời nhất. Chính mẹ tạo cho em niềm tin, tạo cho em động lực để cố gắng, để hoàn thiện hơn từng ngày.
Mỗi khi nhìn thấy những vết sơn trên vai áo, những vết chai trên đôi tay, những nếp nhăn trên khóe mắt mẹ. Em lại càng nhủ mình phải ngoan hơn nữa, phải lớn nhanh hơn nữa để mẹ đỡ vất vả. Hằng ngày, ngoài giờ học, em thường giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát… Dù mẹ bảo là hãy để mẹ làm cho, còn em thì đi học, nhưng em vẫn cương quyết xin được làm cùng mẹ. Để mẹ có thêm thời gian nằm xuống nghỉ ngơi, xem một bộ phim yêu thích.
Em yêu mẹ của em rất nhiều, và em biết rằng mẹ cũng như vậy. Em mong sao, thời gian trôi thật chậm, để em mãi luôn là đứa con bé nhỏ, được ở bên cạnh mẹ mỗi sớm chiều.