K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2019

Đáp án B

Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã => Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình

2 tháng 9 2019

Tại Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân các nước châu Á đã gục ngã => Tạo thời cơ để nhân dân châu Á nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Tiêu biểu là Việt Nam, Indonesia và Lào đã chớp thời cơ và nổi dậy giành chính quyền sớm nhất khu vực Đông Nam Á trên cơ sở đã có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.

Đáp án cần chọn là: B

6 tháng 12 2018

Đáp án D

“Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây” là quyết định có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vì đây là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ

3 tháng 1 2018

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng đồng nghĩa với chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt. Trong khí đó, ở Việt Nam sau cuộc đảo chính Pháp của Nhật (9-3-1945) thì kẻ thù duy nhất của ta là phát xít Nhật. Quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Việt Nam tổ chức tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Bởi vì kẻ thù duy nhất của ta đã gục ngã, quân Nhật ở Đông Dương cũng đã rệu rã.

Đáp án cần chọn là: A

27 tháng 11 2017

Đáp án C

22 tháng 1 2017

ĐÁP ÁN C

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam

Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

Về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.

- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.

- Về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.

▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....

+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

♦ Yêu cầu số 2:

- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:

Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Về văn hóa, xã hội: 

- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh. 

=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

10 tháng 11 2018

Đáp án A
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán kí hiệp định Giơnevơ (1954), công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. Châu Phi là vùng có nhiều thuộc địa của thực dân Pháp. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã làm suy yếu thực dân Pháp, tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi giành thắng lợi.