a. Cách xác định hóa trị
· Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất được quy định:
+ Hóa trị của nguyên tố H bằng I. Từ đó suy ra hóa trị của nguyên tố khác.
Ví dụ: Theo công thức AHy, hóa trị của A bằng y
HCl (Cl hóa trị I)
H2O (oxi hóa trị II)
CH4 (cacbon hóa trị IV)
H2S (lưu huỳnh hóa trị II)
· Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố oxi; hóa trị của oxi được xác định bằng II.
Ví dụ: BOy hóa trị của B bằng 2y. B2Oy hóa trị của B bằng y (Trừ B là hidro)
SO3 hóa trị S bằng VI
K2O hóa trị K bằng II
Al2O3 hóa trị Al bằng III
BaO hóa trị Ba bằng II
CuO hóa trị Cu bằng II
Fe2O3 hóa trị Fe bằng III
FeO hóa trị Fe bằng II
CO2 hóa trị C bằng IV
SO2 hóa trị S bằng IV
N2O5 hóa trị N bằng V
b. Kết luận
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
2. Quy tắc hóa trị
Quy tắc hóa trị: Tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia
Xét hai nguyên tố AxBy
Trong đó a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử
TH1: Nếu a = b
Ví dụ:
TH2: Nếu a ≠ b:
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Kết luận: Các bước để xác định hóa trị
Bước 1: Viết công thức dạng AxBy
Bước 2: Đặt đẳng thức: x . hóa trị của A = y . hóa trị của B
Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: = Hóa tri của B/Hóa trị của A
Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)
Bài tập tính hóa trị
Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:
a. Na2O | b. SO2 | c. SO3 | d. N2O5 |
e. H2S | f. PH3 | g. P2O5 | h. Al2O3 |
i. Cu2O | j. Fe2O3 | k. SiO2 | l. SiO2 |
Bài 2. Trong các hợp chất của sắt: FeO; Fe2O3; Fe(OH)3; FeCl2, thì sắt có hóa trị là bao nhiêu?
Bài 3. Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.
1. CaO | 2.SO3 | 3.Fe2O3 | 4. CuO | 5.Cr2O3 |
6. MnO2 | 7.Cu2O | 8.HgO | 9.NO2 | 10.FeO |
11. PbO2 | 12.MgO | 13.NO | 14.ZnO | 15.PbO |
16. BaO | 17.Al2O3 | 18.N2O | 19.CO | 20.K2O |
21. Li2O | 22.N2O3 | 23.Hg2O | 24.P2O3 | 25.Mn2O7 |
26. SnO2 | 27.Cl2O7 | 28.SiO2 |
Bài 4. Tính hóa trị của các nguyên tố
a) Nhôm trong hợp chất Al2O3
b) Sắt trong hợp chất FeO
c) Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3
Bài 5. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3
Bài 6. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a) C (IV) và S (II)
b) Fe (II) và O.
c) P (V) và O.
d) N (V) và O.
Bài 7. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a) Ba (II) và nhóm (OH)
b) Cu (II) và nhóm (SO4)
c) Fe (III) và nhóm (SO4)
jhbk,hjukjhkjljljklkj