K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2017

- 1 – c (HIV là một loại virus, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể).

   - 2 – b (AIDS là một giai đoạn phát bệnh của người nhiễm HIV).

   - 3 – d (Hầu hết những người nhiễm HIV sẽ dẫn đến AIDS, AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV).

   - 4 – e (HIV lây qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con).

   - 5 – a (Mọi người đều có thể nhiễm HIV).

1 tháng 9 2022

mờ quá

5 tháng 4 2019

- 1 tương ứng với ý d.

   - 2 tương ứng với ý c.

   - 3 tương ứng với ý a.

   - 4 tương ứng với ý b.

9 tháng 5 2021

Câu 17 :

- Ta có : AD là đường phân giác của tam giác ABC .\(\Rightarrow\dfrac{AB}{BD}=\dfrac{AC}{CD}\)

- Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau :\(\dfrac{AB}{BD}=\dfrac{AC}{CD}=\dfrac{12}{BD}=\dfrac{16}{CD}\)

\(=\dfrac{12+16}{BD+CD}=\dfrac{28}{14}=2=\dfrac{16-12}{CD-BD}\)

\(\Rightarrow CD-BD=\dfrac{4}{2}=2\)

- Đáp án C.

 

 

 

 

 

9 tháng 5 2021

Câu 16 :

- Ta có : \(\widehat{COB}=2\widehat{BAC}=120^o\)

- Ta lại có : \(S=S_{\stackrel\frown{BC}}-S_{OBC}=\dfrac{\pi R^2.120}{360}-\dfrac{1}{2}R.R.Sin120=\dfrac{\pi R^2}{3}-\dfrac{R^2\sqrt{3}}{4}\)

\(=\dfrac{R^2\left(4\pi-3\sqrt{3}\right)}{12}\) ( đvdt )

Đáp án D

21 tháng 2 2016

(98-x):3=11

(98-x)=11*3

98-x=33

x=98-33

x=65

21 tháng 2 2016

( 98 - x ) : 3 = 11 

 98-x          =11.3

 98-x           =33

  x            =98-33

     x=          65

Vậy x=65

25 tháng 2 2022

Câu trả lời của bạn:>......

25 tháng 2 2022

a)Các bạn điểm cao bao nhiêu thì tôi điểm thấp bấy nhiêu =')

b)Chẳng những bạn ấy học giỏi mà còn chơi thể thao giỏi

c)Trời càng mưa thì mây càng kéo đến nhiều hơn 

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau. Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với (0,25đ)Câu 1. Các nút lệnh dùng để tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số:A. ,  ;          B. ,  ;                   C. , ;           D. , .Câu 2. Ô B5 là ô nằm ở vị trí:  A. Hàng 5 cột B                                           B. Hàng B cột 5 C. Ô đó có chứa dữ liệu B5                        D....
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau. Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với (0,25đ)

Câu 1. Các nút lệnh dùng để tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số:

A. ,  ;          B. ,  ;                   C. , ;           D. , .

Câu 2. Ô B5 là ô nằm ở vị trí:

 A. Hàng 5 cột B                                           B. Hàng B cột 5

 C. Ô đó có chứa dữ liệu B5                        D. Từ hàng 1 đến hàng 5 và cột A

Câu 3. Địa chỉ của một ô là?

A. Tên cột mà ô đó nằm trên đó                     B. Cặp tên cột và tên hàng của ô đó

C. Tên hàng mà ô đó nằm trên đó                  D. Cặp tên hàng và tên cột của ô đó

Câu 4. Muốn tính tổng của các ô A2 và D2, sau đó lấy kết quả nhân với giá trị trong ô E2 ta thực hiện theo công thức nào?

A. = (A2 + D2) * E2;                                   B. = A2 * E2 + D2

C. = A2 + D2 * E2                                       D. = (A2 + D2)xE2

Câu 5. Trên trang tính, tại ô A1=5;B1=10; tại C1=A1+B1, sao chép công thức tại ô C1 sang ô D1, thì công thức tại ô D1 là:

A. A1+B1                      B. B1+C1             C. A1+C1                      D. C1+D1

Câu 6. Khi bảng tính đã đựợc lưu ít nhất một lần (đã có tên) ta muốn lưu lại với tên khác thì làm như thế nào?

A. File\Open                  B.File\exit              C.File\ Save          D.File\Save as

Câu 7. Câu Trên trang tính, muốn chèn thêm một cột trống trước cột E, ta thực hiện:

A. nháy chuột chọn cột D và chọn lệnh Insert/Cells/Home.

B. nháy chuột chọn cột D và chọn lệnh Delete trong nhóm Cells trên dải lệnh Home.

C. nháy chuột chọn cột E và chọn lệnh Delete trong nhóm Cells trên dải lệnh. Home.

D. nháy chuột chọn cột E và chọn lệnh Insert trong nhóm Cells trên dải lệnh Home.

Câu 8. Khi mở một bảng tính mới em thường thấy có mấy trang tính?

    A. 1                              B. 2                        C. 3                       D. 4

Câu 9. Trong các nút lệnh nút lệnh nào dùng để mở  bảng tính cũ:

A. Save                           B. Open                C. New                 D. Cut

Câu 10: Đáp án nào dưới đây không phải là công dụng của việc trình bày văn bản bằng bảng?

A. Thực hiện nhu cầu tính toán.                   B. Thực hiện chỉnh sửa, trang trí văn bản.

C. Vẽ biểu đồ với số liệu có trong bảng.   D.Thông tin trình bày cô đọng, dễ so sánh.

Câu11. Trên trang tính, muốn thực hiện thao tác điều chỉnh độ rộng của cột khi:

A. cột chứa đủ dữ liệu.             B. cột không chứa hết dữ liệu hoặc dữ liệu quá ít.

C. cột chứa dữ liệu số.             D. cột chứa dữ liệu kí tự.

Câu 12. Trên trang tính, thao tác sao chép và di chuyển nội dung ô tính có mục đích

A. khó thực hiện tính toán.                               B. tốn thời gian và công sức.

C. giúp tiết kiệm thời gian và công sức.             D. dể mất dữ liệu và khó thực hiện.

Câu 13: Thanh công thức của Excel dùng để:

A. Nhập và hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính        B. Nhập địa chỉ ô đang được chọn

C. Hiển thị công thức                                                                  D. Xử lý dữ liệu

Câu 14: Khi nhập công thức vào ô, em phải gõ dấu nào trước tiên:

A. Dấu cộng (+)            B. Dấu (#) .                    C. Dấu ngoặc đơn ( )    D. Dấu bằng (=)

Câu 15: Muốn chọn hai khối không kề nhau ta nhấn cần nhấn giữ phím:

A. Shift                           B. Alt                              C. Enter                          D. Ctrl

Câu 16: Trong các phần mềm có tên sau, phần mềm nào là phần mềm bảng tính?

A. MicroSoft Word                                               B. MicroSoft PowerPoint

C. MicroSoft Excel                                               D. MicroSoft Access

Câu 17: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp em?

A. Soạn thảo văn bản.                                          B. Xem dữ liệu.

C. Luyện tập gõ phím.                                          D. So sánh, sắp xếp, tính toán.

Câu 18: Địa chỉ của khối ô là:

A. B1:E4                        B. A2-C4                        C. A1,E4                        D. B1;E4

Câu 19: Giả sử trong ô D3 chứa công thức =B3+C3. Ta thực hiện sao chép nội dung công thức trong ô D3 sang ô D4 thì kết quả của ô D4 sẽ là:

A. = B4+D4                   B. = B3+C3                    C. =B3+D3                    D. = B4+C4

Câu 20: Để tính tổng giá trị trong các ô E3 và F7, sau đó nhân với 10% ta thực hiện bằng công thức nào sau đây?

A. (E3+F7)10%.            B. (E3+F7)*10%           C. = (E3+F7)*10%       D. = (E3+F7)10%

Câu 21: Để tính tổng giá trị trong các ô C1 và C2, sau đó chia cho giá trị trong Ô B3 . Công thức nào đúng trong các công thức sau đây :

A. = (C1+C2)/B3          B. =C1+C2\B3              C. =  (C1 + C2 )\B3      D. (C1+C2)/B3

Câu 22: Ô tính C3 có công thức =A3+B3. Nếu em sao chép ô C3 sang ô C5 thì ở ô C5 sẽ là:

A. =A3+B3                    B. =A5+B5                    C. =C6+D3                    D. =B3+A3

Câu 23. Trong ô tính xuất hiện  vì:

A. Độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài.

B. Độ cao của hàng quá thấp không hiển thị hết dãy số quá dài.

C. Tính toán ra kết quả sai                                 D. Công thức nhập sai

Câu 24. Để sửa dữ liệu ta:

A. Nháy đúp chuột vào ô cần sửa.                                 B. Nháy nút chuột trái vào ô cần sửa

C. Nháy đúp chuột phải vào ô cần sửa                          D. Nháy nút chuột phải vào ô cần sửa.

Câu 25: Để chọn đối tượng trên trang tính em thực hiện như thế nào? Hãy nối cột A và B dưới đây để được phương án đúng: (1đ)

 

A

B

1) Chọn một ô

2) Chọn một hàng

3) Chọn một cột

a) Nháy chuột tại nút tên hàng

b) Nháy chuột tại nút tên cột

c) Đưa trỏ chuột tới ô đó và nháy

Câu 26. Trong các phần mềm có tên sau, phần mềm nào là phần mềm bảng tính ?

A. MicroSoft Word       B. MicroSoft Excel      C. MicroSoft Pain         D. MicroSoft Access

Câu 27. Để chèn thêm hàng em thực hiện các thao tác nào sau đây ?

A. Click trái tại hàng chọn Insert                          B. Click phải tại hàng chọn Delete

C. Click phải tại hàng chọn Insert                       D. Click phải tại hàng chọn Format Cells

Câu 28. Trên trang tính có bao nhiêu dữ liệu ?

A. 1                                  B. 2                                C. 3                                  D. 4

Câu 29. Để kích hoạt ô D200 nằm ngoài phạm vi màn hình, ngoài cách dùng chuột và thanh cuốn em có thể :

A. gõ địa chỉ vào thanh công thức                         B. gõ địa chỉ D200 vào ô hộp tên       

C. nháy chuột tại nút tên cột D                              D. nháy chuột tại nút tên hàng 200

Câu 30. Thông tin được lưu dưới dạng bảng có ưu điểm gì ?

A. Tính toán nhanh chóng                            B. Dễ theo dõi, tính toán nhanh chóng

C. Dễ sắp xếp                                               D. Dễ sắp xếp, dễ theo dõi, tính toán nhanh chóng

Câu 31. Muốn sao chép nội dung trên ô tính ta dùng tổ hợp phím nào ?

A. Ctrl + X                        B. Ctrl + V                     C. Ctrl + C                         D. Ctrl + P

Câu 32. Địa chỉ ô E7 nằm ở vị trí :

A.  cột 7, dòng E              B.  cột E, dòng 7          C.  dòng E, dòng 7            D. cột E, cột 3

Câu 33. Khi mở một bảng tính mới thường có bao nhiêu sheet ?

A. 1 sheet                           B. 2 sheet                       C. 3 sheet                           D. 4 sheet

Câu 34. Trong các công thức sau, công thức nào đúng ?

A. =Max(“a1: a5”)          B.  =Max(a1:a5)            C.  =Max(“a1,a5”)             D.  =Max(‘a1:a5’)

Câu 35. Nếu một trong các ô tính có các kí hiệu #####, điều đó có nghĩa là gì ?

A. Dòng chứa ô đó có độ cao thấp nên không hiển thị hết chữ số         

B. Công thức nhập sai            

C. Ô tính đó có độ rộng hẹp nên không hiển thị hết chữ số                   

D. Nhập sai dữ liệu.

Câu 36.  Khi nhập công thức, dấu gì được nhập đầu tiên ?

A. Dấu hai chấm               B. Dấu ngoặc đơn                C.  Dấu nháy               D.  Dấu bằng

Câu 37. Dải lệnh dùng để thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu là :

A. home                           B. formulas                           C. data                         D. formulas và data

0

Vịnh Hạ Long một kiệt tác của thiên nhiên được công nhận là di sản thế giới, là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Việt Nam. Tự hào thay khi chúng ta được sở hữu một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đến thế.

Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tạo nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…

Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: Khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.

Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước.

Mùa hè năm ngoái em được ba dẫn đi chơi nhà cô ruột ở thành phố Đà Lạt, mảnh đất Tây Nguyên lãng mạn, nên thơ. Em thực sự bị hút bởi cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của xứ sở thần tiên này. Em đã có những ngày khám phá từng địa danh, di tích của Đà Lạt. Tuy chưa được đi hết nhưng em rất ấn tượng với mảnh đất này.

Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, người ta thường gọi đây là thành phố cao nguyên vì nó được bao bọc xung quanh toàn núi là núi, trùng trùng điệp điệp. Đà Lạt gắn với những đồi thông bạt ngàn, những con đường chênh vênh và rất nhiều điểm đến thú vị.

Cô dẫn em đi Thung lũng tình yêu, Hồ Than Thở, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc lâm, trường Cao đẳng Đà Lạt, Lang Biang huyền thoại…Mỗi một nơi đều để lại trong em những dấu ấn riêng. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là được đến Thiền Viện Trúc Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km, đường đi chênh vênh. Người ta có thể đi cáp treo đến Thiền Viện, nhưng cô em chở em đi bằng xe máy. Từ xa xa Thiền viện Trúc Lâm tựa như một tiên cảnh mọc lên giữa trần gian, mờ mờ ảo ảo hiện lên giữa trùng điệp núi rừng. Thiền viện Trúc lâm chính là một địa danh nổi tiếng, là ngôi chùa lớn của Đà Lạt, hằng năm đón rất nhiều du khách.

Bước vào cổng của thiền viện, mọi người rất thành kính, trang nghiêm, vì đây là cửa Phật, chốn linh thiêng. Mọi người nô nức như đi trẩy hội đầu năm.

Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.

Bên trong khuôn viên của Thiền viện Trúc lâm có rất nhiều ngôi chùa nhỏ, có chỗ cho các tăng ni phật tử từ thập phương về đây cùng niệm phật. Mọi người đi lại, nói chuyện nhỏ nhẹ ở bên trong điện thờ, khấn bái, thắp hương để cầu may.

Đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm có rất nhiều loại hoa khoe sắc quanh năm, hoa cẩm tú cầu nở rộ, bông to tròn chen chúc bên những khóm hoa hồng, hoa cúc…Mỗi loại hoa đều mang một vẻ đẹp riêng khiến cho người tham quan ngỡ ngàng.

Đến thiền viện Trúc Lâm, nhiều người sẽ đi tha hồ ngắm cảnh hồ Tuyền Lâm được bao quanh là những hàng cây dương liễu rủ màu xanh. Ở trong hồ có chứa rất nhiều cá, mọi người chen chúc nhau chụp ảnh.

Đứng từ thiền viện em nhìn ra xa, thấy thành phố Đà Lạt mờ mờ ảo ảo, tràn ngập trong màn sương thật đẹp.

Khi rời chân khỏi thiền viện Trúc Lâm, em thấy có chút gì đó luyến tiếc với mảnh đất Phật này. Em hi vọng rằng sẽ sớm quay trở lại đây vào ngày gần nhất.

6 tháng 7 2023

1Đoạn đầu:

"Đường đi xa xôi nghìn trùng lối,
Gót hồng ai cũng đạp qua rồi.""Tóc búi ngàn dây, môi son phấn,
Mắt long lanh như nước biếc trong veo."2Đoạn Khi còn ở Tịnh Độ:"Nàng đứng trên gác cao ngất ngưỡng,
Trông xuống đồng quê, lòng thêm sầu.""Ngày xưa có một chàng trai trẻ,
Có tài, có đức, có tình nghĩa."3Đoạn Khi sang nước Nam:"Làm sao quên được lần đầu tiên,
Chàng đến thăm em trong ánh trăng.""Em đứng trên bến, sóng vỗ dập,
Tim em như trái tim con chim."4Đoạn Khi làm nghề mại dâm:"Em đứng trên sân, trăng soi rọi,
Bóng em dài trên mặt đường vắng.""Em đứng trên cầu, gió thổi mạnh,
Tóc em bay theo gió như mây trôi."5Đoạn Khi vào cung:"Em đứng trên cầu, mắt lệ rơi,
Nhìn xa xa, nhìn về phía Nam.""Em đứng trên núi, mây trôi qua,
Trong lòng em như có một chiếc thuyền."