Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề “Trung thực trong học tập”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- HS lựa chọn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”.
- HS luyện tập và tự tin trình diễn.
Không muốn nghe trẻ nói
Đó là tâm lý của nhiều người lớn, trong đó có cả thầy cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà. Theo số liệu điều tra năm 2010, ở các tỉnh miền Nam 77,4% cha mẹ được hỏi có thái độ lắng nghe ý kiến của trẻ em, 52% khuyến khích trẻ tham gia ý kiến, 6% không muốn nghe trẻ em nói và 5,7% trách mắng trẻ. Ở các tỉnh miền Bắc tỷ lệ lắng nghe và khuyến khích trẻ tham gia ý kiến thấp hơn miền Nam: 42,6% và 40,1%, tỷ lệ không muốn nghe trẻ em nói và trách mắng trẻ em cao hơn.
Với người Việt Nam, thói quen trói buộc trẻ em dường như đã trở thành một “căn bệnh nan y” mà không phải ai cũng nhận ra. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai trách phụ huynh mong muốn con em mình thành đạt.
Thế nhưng, nhiều người để thực hiện được mong muốn của mình đã mặc quyền thay con định đoạt mọi chuyện với quan niệm “rút kinh nghiệm đời bố, củng cố đời con”.
Vì thế, mới có những câu chuyện mỗi mùa thi cử, hàng loạt Câu được đặt ra là chọn nghề theo đam mê hay theo ý của bố mẹ, bố mẹ ép đi du học, bị bắt làm những điều mà các em không muốn… Thậm chí, ngay cả mặc gì, ăn gì, chơi như thế nào, nhiều đứa trẻ cũng không được quyền tự chọn.
KẾ HOẠCH TRANG TRÍ LẠI LỚP HỌC 1.
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 20/12/2022
2.Chuẩn bị: kéo, dao dọc giấy, giấy màu, keo nến, các đồ trang trí như cây thông, hình dán, ảnh, tranh,..
3.Phân công công việc:
- Tổ 1: dọn dẹp vệ sinh lớp học như quét lớp, lau lớp, lau cửa sổ
- Tổ 2: trang trí các cửa sổ như treo tranh
- Tổ 3: trang trí trần lớp học bằng hình dán
- Tổ 4: dọn dẹp lại lớp và hỗ trợ các tổ.
4.Thực hiện công việc
- Bạn Hải lớp trưởng sẽ chỉ đạo công việc cho các bạn vào 15 giờ chiều vào tiết học sinh hoạt lớp.
- Các bạn tổ trưởng tổ 1,2,3,4 nhắc nhở các bạn và hỗ trợ các bạn.
- Các thành viên còn lại nghiêm túc thực hiện công việc đã được giao.
- 5. Báo cáo kết quả
Tất cả mọi người đều hoàn thành công việc tốt.
Tên người cần giúp đỡ | Hoàn cảnh khó khăn | Những việc có thể giúp đỡ họ | Phân công nhiệm vụ | Thời gian thực hiện |
Ông Lê Hữu Thắng | Ốm đau, sống neo đơn một mình | kêu gọi mọi người quyên góp tiền, trò chuyện, động viên, hỏi thăm, dọn dẹp nhà cửa | - Hải : quét nhà và lau nhà | 15h ngày 23/11 |
Bà Trần Thị Bưởi | Mất chú mèo tri kỉ | tìm mèo, động viên | Lan : trò chuyện Hùng : tìm mèo | 17h ngày 26/10 |
Giờ ra chơi tiết 2:
Hà (tổ trưởng): Loan ơi, cho mình kiểm tra vở bài tập về nhà của cậu?
Loan: Thôi chết, tối qua mải dự sinh nhật chị mà tớ quên làm mất rồi? Cậu có thể giúp tớ báo cáo cô là làm rồi được không?
Loan: Không sao đâu, hôm trước cô vừa kiểm tra tớ xong, cậu yên tâm đi. Cậu cứu tớ một lần đi?
Hà: Nhưng.....
Tiếng trống vào học, cô giáo đi vào lớp:
Cô giáo: Các tổ trưởng kiểm tra bài tập về nhà cho cô chưa, chúng ta bắt đầu báo cáo nhé?
Hà: (Ngoảnh nhìn Loan) Thưa cô, Tổ 1 các bạn làm bài tập.... đầy đủ ạ.
Cô giáo thấy Hà ấp úng liền hỏi: Em chắc chắn chưa Hà? Sao em có vẻ ấp úng vậy?
Hà: Dạ thưa cô,.......thưa cô..........
Hà chưa kịp nói thì Loan đứng dậy nói:
- Thưa cô, em chưa làm bài tập ạ, nhưng vì em xin bạn Hà giúp nên bạn mới báo cáo cô như vậy, mong cô đừng trách bạn ấy và tha thứ cho em một lần này, em hứa từ này về sau em sẽ làm bài đầy đủ ạ!
Cô giáo: Hóa ra mọi chuyện là như vậy? Thôi Loan đã trung thực tự đứng ra nhận lỗi của mình nên lần này cô bỏ qua, lần sau không được như vậy nữa em nha. Còn Hà không nên bao che cho bạn việc không tốt như thế em nha, như thế là em đang làm hại bạn đấy.
Hà: Dạ, thưa cô em xin lỗi cô, em hứa sau này em sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình ạ.
Loan: Dạ em xin lỗi cô và bạn Hà ạ.
Cô giáo: Thôi, không sao, bây giờ các tổ khác tiếp tục báo cáo cho cô nào......