Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu tiếp theo.
(Gợi ý:
– Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ quải (câu thứ hai), từ đó chỉ ra chỗ hạn chế của bản dịch thơ.
– Chứng minh rằng qua câu thơ thứ ba, ta không chỉ thấy hình ảnh của dòng thác mà còn hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh núi Hương Lô.
– Giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu thứ tư vẫn tạo nên được một hình ảnh chân thực).
- Câu thơ thứ hai:
+ Nhà thơ đứng từ xa quan sát thấy thác nước tuôn xuống ầm ầm biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên ắng
+ Chữ “quải” biến cái động thành tĩnh, thống nhất với cảm nhận của tác giả
- Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển thành động bởi chữ “treo”
+ Hình ảnh dòng thác mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở
+ Thế núi cao và sườn núi dốc đứng, tạo ra dòng chảy mạnh, huyền ảo
+ Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở tốc độ chảy nhanh, mạnh
→ Một dòng thác mạnh, nhanh, dốc
- Câu thơ thứ tư:
+ Nhà thơ đứng giữa ranh giới giữa hư với thực
+ Tưởng tượng ra con thác giống như dải ngân hà giống như hàng ngàn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống
+ Tác giả gợi lên cảm xúc kì diệu trong lòng bạn đọc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có