K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2018

a Lập luận được vận dụng:

Ngữ liệu 1: phương pháp diễn dịch, lập luận theo quan hệ nhân quả

    + Ngữ liệu 2: phương pháp quy nạp và so sánh đối lập

b, Các phương pháp khác: nêu phản đề, loại suy, so sánh tương đồng….

21 tháng 11 2019

d, Trong bài văn nghị luận sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy kết hợp được nhiều kiểu cầu khiến, việc diễn đạt linh hoạt, sắc thái tình cảm

Các biện pháp tu từ thường sử dụng: lặp cú pháp “trời thu xanh ngắt những mấy tầng tre, cây tre thu lại chỉ còn có cành trúc, khói phủ thành tầng trên mặt nước, song cửa để mặc ánh trăng vào, hoa năm ngoái, tiếng ngỗng vang trong mơ hồ

    + Câu hỏi tu từ: “Bác nói cùng ai? Hỡi đồng bào cả nước, lời mở đầu bản tuyên ngôn đã chỉ rõ… Nhưng có phải chỉ nói với đồng bào ta không? (Chế Lan Viên- Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn)

- Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp liệt kê, song hành…

24 tháng 3 2020

…………………./´¯/)
………………..,/¯../
………………./…./
…………./´¯/’…’/´¯¯`·¸
………./’/…/…./……./¨¯\
……..(‘(…´…´…. ¯~/’…’)
………\……………..’…../
……….”…\………. _.·´
…………\…………..(
…………..\………….\…

25 tháng 3 2020

1. ·        Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ lập luận. Trong một bài văn có thể có luận điểm chính và các luận điểm phụ.

·        Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

·        Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

·        Lập luận là cách nêu luận cứ để dần đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

2. 

* Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

* Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

* Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

* Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

* Dàn bài:

- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

* Giữa các phẩn và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

3. 

Nội dung

- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ.

 Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, rành mạch.

- Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; kết hợp dẫn chứng với giải thích, bình luận.

26 tháng 10 2021

TỔ 2

Bài tập 1 SGK/120

Đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương.

Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó  như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như "trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ". Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối:  lấy “cái hồng nhan" đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình - san sẻ - tí - con - con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giài bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát cùa muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.

Câu hỏi:

-  Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn:

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.

+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Bài thơ có một giọng điệu và âm hưởng da diết, sắc sảo thể hiện rất thành công tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nhân vật trữ tình.

- Những luận cứ diễn giải cho luận điểm? Cần dùng những thao tác lập luận nào chính ( phân tích / so sánh ), vì sao?

    * Những luận cứ diễn giải cho luận điểm:

- Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.

- Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo:

      + Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..

     + Hệ thống từ láy được sử dụng rất "đắt": văng vẳng, nước non, con con.

     + Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình - san sẻ - tí - con con, khuyết chưa tròn.

     + Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân).

    * Cần dùng thao tác lập luận chính là phân tích. Vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.

- Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu?

- Thông thường các thao tác hỗ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người viết thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý để làm rõ vấn đề, giúp người đọc hiểu rõ hơn

- Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.

 

26 tháng 10 2021
NHÓM 4 *** Sưu tầm đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp của bài thơ "Thương vợ". Nếu ai đã từng được nghe những câu ca dao, dân ca thì chắc hẳn không thể nào quên hình ảnh "con cò", chính vì vậy mà tác giả Tú Xương đã đưa hình ảnh này vào trong bài thơ "thương vợ" của mình. Người vợ tảo tần chăm lo cho "năm con với một chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... Cái cảm giác bâng khuâng day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong xã hội phong kiến không phải không có, cũng không phải ít... Song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không phải là dễ. Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "Thương vợ" của Tú Xương, ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương và bao dung như vậy! Có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho năm con - một chồng. Một tay người phụ nữ ấy "Quanh năm buôn bán", "Năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp được cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này. Trả lời câu hỏi: Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn? Luận điểm 1: Hình ảnh bà Tú Luận điểm 2: Nỗi lòng của ông Tú Người viết đã đưa ra những luận cứ nào để diễn giải cho luận điểm. Cần vận dụng thao tác lập luận nào là chính (phân tích hay so sánh), vì sao? Luận cứ: + Cảnh mưu sinh vất vả của bà Tú + Đức tính cao đẹp của bà Tú + Tình thương vợ của ông Tú + Cảm xúc của ông Tú + Vì rào cản phong kiến nên ông Tú đành bất lực nhìn vợ mình mưu sinh vất vả khổ cực. Cần vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính. Vì để làm rõ luận điểm, thể hiện rõ quan điểm của tác giả, cảm nhận rõ tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho vợ của mình, đó là lòng biết ơn và cảm thấy thương cho người vợ tảo tần giàu đức hi sinh. Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu? Người viết đã kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ. Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu một cách toàn diện, làm cho bài văn nghị luận sáng rõ về nội dung hình thức cấu trúc và mối liên hệ bên trong lẫn bên ngoài của đối tượng để cho đoạn văn được trong sáng dễ hiểu.
5 tháng 5 2017

Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn trung đại phong phú, đa dạng

- Luận cứ:

    + Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người

    + Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí

    + Đề cao quan hệ đạo đức

Dẫn chứng

Tác giả liệt kê những tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ thời Lí đến giữa thế kỉ XIX

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Ba biểu hiện đối lập: mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

- Ví dụ đối lập giữa bầu trời và mặt đất. Miêu tả bầu trời lộng lẫy, rất đẹp (Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh đua lấp lánh) và để làm nổi hiện trạng của mặt đất buồn tẻ, khổ đau (đầy bóng tối, buồn thảm, âm u,…)

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng 

+ Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu ớt của mặt trời “như hòn than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh đầu tiên của bóng tối “dãy tre làng trước mặt đen lại”.

+ Trong sự đối lập sáng - tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày đặc mênh mang khắp một vùng còn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo lét không đủ để xua đi bóng tối.

+ Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vài làng lại càng sậm đen hơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa… Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện bảy lần trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.

- Tương phản giữa quá khứ và hiện tại: Trong quá khứ gia đình cái Liên có cuộc sống khá giả bao nhiêu thì hiện thực đói nghèo lại khiến cô cảm thấy nuối tiếc.

- Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối - ánh sáng, quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, âm thầm, lặng lẽ - ồn ào, náo nhiệt,..