Nêu định nghĩa và công thức của động năng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Định nghĩa : Công thực hiện bởi một lực không đổi là đại lượng đo bằng tích của độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời của điểm đặt trên phương của lực.
* Biểu thức : A = F.s.cosα.
Trong hệ SI, đơn vị công là Jun (J): 1 Jun là công thực hiện bởi lực có cường độ 1N làm dời chỗ điểm đặt của lực 1m theo phương của lực.
Công phát động và công cản:
Công A là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số tùy thuộc vào dấu của cosα:
Nếu α nhọn thì A > 0 gọi là công phát động.
Nếu α tù thì A < 0 gọi là công cản.
Nếu α = π 2 thì A = 0.
+ Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích. W = A = U q = U I t
+ Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. P = A t = U I .
- Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động.
- Khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này sinh công.
\(W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2\)
Trong đó: Wđ là động năng có đơn vị là Jun, ký hiệu (J)
m: khối lượng của vật (kg)
v: vận tốc của vật (m/s)
cÂU 1
.-Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy và được xác định bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.
-
Công thức tính công suấtP = A . t
Trong đó:
P là công suất, đơn vị là Jun/giây (J/s) hoặc Oát (W).A là công thực hiện, đơn vị N.m hoặc J.t là khoảng thời gian thực hiện công, đơn vị s. CÂU 2thế năng:- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. - Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. => Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.- Động năng là năng lượng có được do chuyển động
Động năng phụ thuộc vận tốc và khối lượng của nó.
Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn
câu 3
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
(Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại)
Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
+ Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.
+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).
câu 4
nhiệt năng: Hiểu một cách đơn giản nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật. Có 2 cách để thay đổi nhiệt năng đó là thực hiện công và truyền nhiệt.
Ví dụ: Khi ta chạm tay vào thanh đồng lạnh, tay bạn sẽ thấy lạnh. Đây là hình thức thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt.
Nhiệt lượng được hiểu là một phần nhiệt năng mà vật sẽ nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Nhiệt lượng của 1 vật phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào càng lớn và ngược lại.Độ tăng nhiệt độ: Khi nhiệt độ của vật càng tăng thì nhiệt là vật thu vào càng lớnChất cấu tạo nên vật.-có 3 hình thức truyền nhiệtCác hình thức truyền nhiệt:- Bức xạ nhiệt : truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. ...chủ yếu truyền trong môi trường chân không
- Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng, hoặc qua các bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.chủ yếu truyền trong chất rắn
- Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng/ chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là do sự đối lưu của dòng không khí.chủ yếu truyền trong chất lỏng và chất khí
Ví dụ:
- Dẫn nhiệt: Nung nóng miếng đồng, cho vào cốc nước lạnh.
- Đối lưu: Đun nước.
- Bức xạ nhiệt: Để một vật ngoài trời nắng.câu 5
Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
câu 6
Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần phải cung cấp cho một đơn vị đo lường chất đó để nhiệt độ của nó tăng lên một độ trong quá trình.
Kí hiệu: c
Đơn vị: đơn vị đo của nhiệt dung riêng là Joule trên kilôgam trên Kelvin, J·kg−1·K−1 hay J/(kg·K), hoặc Joule trên mol trên Kelvin.
câu 7_ Nhiệt lượng thu vào, tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
_ Công thức tính nhiệt lượng:
Q=m.c.ΔtQ=m.c.Δt
Trong đó: Q là nhiệt lượng (J); m là khối lượng vật (kg); Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K); c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
_ Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa=Qthu
*GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
câu 1 Các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.
câu 2 => Ta hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
CÂU 3 . Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.
Động năng: là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động,